Nguyên Lý và Cấu Tạo của Công tắc hành trình

Thế giới các thiết bị điện có muôn vàn những thiết bị khác nhau để có thể đáp ứng cho nhiều nhu cầu sử dụng. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về công tắc hành trình cũng như phân loại và nguyên lý hoạt động của thiết bị này có lợi ích như thế nào đối với hệ thống điện hiện nay.

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình là thiết bị giúp chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện để phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát.

Hiện nay, có rất nhiều chủng loại công tắc hành trình khác nhau, tùy theo các ứng dụng riêng biệt mà nó có thể phù hợp với các ứng dụng về chức năng, kích thước cũng như môi trường hoạt động khác nhau. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là 2 hãng công tắc hành trìnhHanyoung và Idec.

Chúng ta cùng tìm hiểu những ưu điểm của các hãng sản xuất công tắc hành trình:

Công tắc hành trình Omron:

Ưu điểm:

– Có mặt trên thị trường sớm, phổ biến trong điện công nghiệp

– Có nhiều loại công tắc hành trình với kích thước khác nhau

– Độ an toàn cao, tuổi thọ cao, xuất xứ Nhật

Công tắc hành trình hãng Hanyoung:

Ưu điểm:

– Giá thành rẻ

– Dòng sản phẩm này mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam

– Độ bền tương đối tốt, xuất xứ Hàn Quốc.

Nguyên lý công tắc hành trình

Dùng để đóng cắt mạch dùng ở lưới điện hạ áp Nó có tác dụng giống như nút ấn động tác ấn bằng tay được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, làm cho quá trình chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện.

Công tắc hành trình kiểu nút nhấn

Trên đế cách điện 1 được lắp các cặp tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động. Vỏ và đầu hành trình đều được làm bằng kim loại nên chịu lực va đập cao. Hành trình của công tắc này đạt 10mm. Khi tác động lên đầu hành trình 6 , trục 3 sẽ bị đẩy xuống dưới làm mở cặp tiếp điểm thường đóng phía trên và cặp tiếp điểm thường mở phía dưới . Khi hết tín hiệu hành trình (không còn lực ấn lên đầu hành trình) lò xo nhả sẽ đưa phần động về vị trí ban đầu. Tiếp điểm động có lò xo tiếp điểm, đảm bảo tiếp xúc điện tốt. Loại công tắc hành trình kiểu này thường đặt ở cuối hành trình.

Công tắc hành trình kiểu tế vi

Khi cần chuyển đổi trạng thái với độ chính xác cao ( 0,3 mm-0,7 mm) người ta dùng công tắc hành trình kiểu tế vi. Công tắc này có một tiếp điểm thường đóng và một tiếp điểm thường mở. Các tiếp điểm lắp trên đế nhựa 5, tiếp điểm động 3 gắn trên đầu tự do của lò xo lá 4. Khi ấn lên nút 6 thì lò xo lá 4 bị biến dạng.Sau khi ấn nút 6 xuống một khoảng xác định lò xo lá 4 sẽ bật nhanh xuống dưới làm cho tiếp điểm trên mở ra và tiếp điểm dưới đóng lại. Khi thôi ấn nút 6 công tắc sẽ trở về vị trí ban đầu.

Công tắc hành trình kiểu đòn

Khi cần có động tác chuyển đổi chắc chắn trong điều kiện hành trình dài, người ta sử dụng công tắc hành trình kiểu đòn.Then khóa 6 có tác dụng giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi cơ cấu công tác tác dụng lên con lăn 1, đòn 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ là xo 14 sẽ làm cho đĩa quay 11 quay đi, cặp tiếp điểm 7-8 mở ra còn cặp 9-10 đóng lại, lò xo 5 sẽ kéo đòn 2 về vị trí ban đầu khi không có lực tác động lên 1 nữa.

Công tắc hành trình hiên nay với đa dạng các mẫu, hoạt động ổn định, độ tin cây cao, thiết kế đẹp và chắc chắn sẽ là thiết bị hỗ trợ bạn bảo vệ hệ thống điện của mình một cách hiệu quả.

Previous articleCataloge GE_3.Control_and_Automation-5_Softstarters_ASTAT-XT_Brochure_English
Next articleSơ Lược về Biến tần Fuji