Có lẻ cụm từ cầu giao đã không còn quá xa lạ với mọi người những để biết về nó một cách cụ thể và đầy đủ thì vẫn chưa có nhiều người nắm được. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thiết bị này cũng như phân biệt giữa 2 loại cầu giao đang được sử dụng nhiều nhất đó là cầu giao thường và cầu giao đảo chiều.
Cầu giao là thiết bị gì?
Cầu dao là thiết bị đóng – ngắt mạch điện có cường độ trung bình và nhỏ. Khác với công tắc, cầu dao ngắt đồng thời cả dây pha và dây trung hòa. Ngoài ra cầu dao còn được sử dụng để chuyển nguồn điện, đảo chiều quay của đông cơ điện (1 pha và 3 pha). Cầu dao không có chức năng tự động đóng ngắt mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
Cầu dao là công tắc điện tự động dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Chức năng đơn giản của cầu dao là dò tìm các dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện. Khác với cầu chì, cầu dao có thể đóng mở (bằng tay hoặc tự động) để trở lại điều kiện điện bình thường.
Cấu tạo cầu dao có kích cỡ khác nhau, từ những thiết bị nhỏ dùng cho gia đình cho đến loại thiết bị chuyển mạch lớn để bảo vệ điện cao thế cho toàn bộ một thành phố.
Để thực hiện chức năng này, nhà sản xuất đã lắp dây chì cho nó giúp nó bảo vệ mạch điện như cầu chì. Aptomat là loại cầu dao có khả năng tự ngắt mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải nên còn gọi Aptomat là cầu dao tự động.
Phân biệt cầu giao đảo chiều và thường
Cầu dao đảo chiều
Các loại cầu dao đảo chiều có 3 khớp (3 tiếp điểm), mục đích là để chuyển đổi nguồn điện theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi kéo lên sẽ lấy điện lưới, kéo đến giữa cầu dao sẽ tắt điện, kéo xuống thì dùng điện từ máy phát điện hoặc thông qua ổn áp.
Tác dụng chính của cầu dao đảo chiều là bảo vệ máy phát điện, tuyệt đối không nên mắc đường dây máy phát điện vào thẳng cầu dao tổng, khi có điện lưới nếu không kịp tắt máy phát điện mà bật ngay cầu dao tổng lên thì tất cả thiết bị điện sẽ cháy và máy phát điện sẽ bị hư hỏng.
Trong một số trường hợp, người ta sử dụng cầu dao đảo chiều cùng với máy ổn áp, dùng cho 2 trường hợp : Có dùng ổn áp hoặc không dùng ổn áp.
Cầu dao hạ thế
Các mạng điện hạ áp có điện áp từ 220V – 380V thường sử dụng cầu dao điện hạ thế. Thiết bị điện này khác với loại công tắc điện và cầu dao với khả năng đóng cắt dòng điện ở cường độ lớn. Có nhiều loại cầu dao hạ thế là cầu dao 1 pha, 3 pha, cầu dao đảo.
Muốn mua được cầu dao hạ thế tốt và đúng quy cách thì cần phải lưu ý những điểm sau:
Xem xét độ bền của các chi tiết: lưỡi dao và ngàm tiếp xúc phải đầy đặn, phẳng phiu. Cầu dao phải được cố định một cách chắc chắn, đúng vị trí và không xộc xệch.
Dòng điện sẽ chạy qua các bộ phận: cực đấu dây, chỗ tiếp xúc ngàm và lưỡi dao, trục quay có tay gạt…Nếu các chi tiết tiếp xúc không tốt thì cầu dao khi hoạt động sẽ phát nóng và nhanh hỏng.
Cách đấu nối cầu dao đảo chiều
Từ cầu dao chính của điện lưới sẽ đấu nối thêm 1 đường riêng tới 1 cầu dao đảo chiều, một đường dây riêng thứ 2 sẽ nối vào điện máy phát điện.
Cách vận hành:
- Bước 1: Khi nào cúp điện bạn nên tắt công tắc điện của tất cả các thiết bị điện đang sử dụng và kéo cầu dao đảo đến điểm giữa để cách ly phụ tải và thiết bị khỏi cả nguồn điện lưới quốc gia và điện máy phát,
- Bước 2: Bật máy phát điện lên, kiểm tra đồng hồ tới đạt mốc 200V trở lên khi chạy không tải để máy phát điện khởi động và chạy ổn định
- Bước 3: Kéo cầu dao đảo chiều nối với nguồn điện từ máy phát ra cung cấp cho các thiết bị, để an toàn bạn nên bật lần lượt từng thiết bị một.
- Bước 4: Khi nào có điện lưới quốc gia trở lại, bạn cũng làm theo các bước trên, chỉ có điều khác duy nhất là cầu dao đảo sẽ nối với nguồn điện lưới.
Cầu dao điện có giá thành phải chăng và phù hợp hơn so với aptomat. Với chuyên mục của chúng tôi hi vọng rằng bạn đã có thể có thêm những hiểu biết về cầu giao điện một thiết bị rất quan trọng để bảo vệ các thiết bị trong hệ thống điện.