CB DC là thứ chắc chắn bạn sẽ cắt khi chuẩn bị quá trình bảo trì hệ thống
Với công việc thiết kế điện mặt trời, bạn sẽ có một chút bối rối khi lựa chọn, bạn cảm thấy không biết bắt đầu từ đâu…
Và chúng ta sẽ sử dụng đến google, bạn search với từ khóa lựa chọn CB DC
Và hàng tá các thông tin khiến bạn mất rất nhiều thời gian quý báu để tìm hiểu và chắt lọc.
Chính vì thế, chúng tôi mong muốn có một nơi tổng hợp cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về CB DC
Và lựa chọn chúng một cách hoàn hảo nhất
Để bạn hoàn toàn tự tin khi nói chuyện về CB DC
Và để bạn vững vàng khi lựa chọn sản phẩm này cho hệ thống điện mặt trời mà bạn chuẩn bị thiết kế
Vâng… nơi đó nằm ngay ở phía dưới đây… chúng được soan thảo để dành cho bạn
CB DC là gì ?
CB DC sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện hoạt động với dòng điện DC. Sự khác biệt chính giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều là điện áp DC không đổi. Còn đối với điện xoay chiều, điện áp biến đổi liên tục theo chu kỳ.
Sự khác biệt giữa CB DC và CB AC
CB DC và AC làm việc với các loại dòng điện khác nhau.
Dòng điện một chiều có giá trị điện áp không thay đổi, trong khi đó dòng điện xoay chiều dòng điện đổi chiều liên tục giữa âm và dương nhiều lần trong 1 giây. ở Việt Nam chu kỳ hiện tại là 50Hz ( dòng điện đổi chiều 50 lần trong 1 giây )
Điện lực cung cấp điện xoay chiều, trong khi đó các thiết bị đặc biệt như accquy sử dụng điện 1 chiều
Bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt giữa hai dòng điện này thông qua biểu đồ phía dưới
Nguyên lý hoạt động của CB DC
CB DC hoạt động với nguyên lý bảo vệ nhiệt và từ như CB AC :
- Cơ cấu bảo vệ nhiệt : khi giá trị dòng điện vượt dòng điện định mức. cơ cấu thanh lưỡng kim sẽ giãn nở và ngắt CB. Do cần nhiệt lượng và thời gian đủ lớn để thanh lưỡng kim giãn nở, cơ cấu bảo vệ nhiệt trong CB DC dùng để bảo vệ quá tải. giá trị bảo vệ quá tải lớn hơn một hút so với dòng điện định mức.
- Cơ cấu bảo vệ từ ngắt CB DC ngay lập tức khi xuất hiện dòng ngắn mạch. Vì tính chất dòng điện DC không đổi chiều, nên tiếp điểm sẽ mở ra cách nhau xa hơn để đảm bảo ngắt hoàn toàn hồ quang sinh ra. ( dòng AC đổi chiều nên khi giá trị dòng điện về 0 sẽ tự ngắt không cần khoảng hở lớn giữa hai tiếp điểm )
Hướng dẫn lựa chọn CB DC
Để lựa chọn CB DC cho hệ thống điện mặt trời chúng ta cần hiểu về quá trình xảy ra với hệ thống khi xảy ra sự cố chạm đất của giàn pin.
Hiện tại trên thị trường phổ biến hai dòng Inverter Transfomer ( có biến áp cách ly ) và Transformerless ( không có biến áp cách ly ).
Cách Kết nối với hệ thống tiếp địa
Việc Lựa chọn CB DC phụ thuộc vào cách thức hoạt động của sự cố trong hệ thống, điều này có nghĩa là khi có sự cố chậm đất thì CB cần cách ly được sự cố ra khỏi hệ thống.
Với dòng inverter có biến áp cách ly, nếu không nối đất một cực của giàn pin thì khi sự cố chạm đất xảy ra ( dòng nhất thứ ), dòng điện sự cố sẽ không xuất hiện ( do hở mạch ).
Chỉ khi cực còn lại của giàn pin chạm đất thì mới xuất hiện dòng sự cố ( dòng nhị thứ ).
Do đó để đảm bảo an toàn, mọi hệ thống sử dụng inverter có biến áp cần nối đất một cực của giàn pin ( thường là cực âm để tránh suy giảm PID của tấm pin ).
Trong trường hợp này, chỉ có một cực của CB hoạt động để ngắt sự cố.
Inverter transformerless có phía AC nối đất.
Do đó khi sự cố chạm đất của giàn pin dòng sự cố sẽ xuất hiện và CB sẽ ngắt sự cố. Trong trường hợp một cực của tấm pin chạm vào phía AC.
Lúc này một trong hai cực của CB sẽ hoạt động.
Lưu ý: Không nối đất một cực của giàn pin. Trong trường hợp sử dụng inverter transformerless.
Thông số lựa chọn CB DC
Cấu hình giàn pin |
Loại inverter |
Điện áp cho mỗi cưc của CB DC |
Có nối đất một cực của giàn pin. |
Inverter có biến áp cách ly |
1.2 x Voc |
Không nối đất một cực của giàn pin. |
Inverter transfomerless |
1.2 x Voc |
Nối đất một cực của giàn pin. |
Inverter transfomerless |
Không cho phép |
Dòng điện định mức cho CB In = Isc x 1.25 (A) trong đó Isc là dòng ngắn mạch lớn nhất trên đường dây đặt CB bảo vệ.