Khái niệm cơ bản về an toàn điện

Sau đây là một số khái niệm cơ bản về an toàn lao động trong ngành điện – tai nạn điện. Tai nạn có thể gặp ở 03 dạng: điện giật, đốt cháy điện do hồ quang, nổ và hỏa hoạn.

1. Điện giật

Do chạm trực tiếp hoặc chạm gián tiếp vào các phần tử mang điện:

  • Chạm trực tiếp: xảy ra khi người tiếp xúc với các vật có mang điện trong tình trạng làm việc bình thường, với các vật đã được cắt ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn tích điện (điện dung trong mạng điện) hay vật này vẫn còn chịu điện áp cảm ứng do ảnh hưởng của điện từ hay cảm ứng tĩnh điện do các trang thiết bị điện được đặt ở gần (Hình 1.1.a). Tiêu chuẩn IEC 61140 đã thay đổi thuật ngữ “bảo vệ chống chạm điện trực tiếp” bằng thuật ngữ “bảo vệ cơ bản”.
  • Chạm gián tiếp: xảy ra khi người tiếp xúc với phần bên ngoài của các vật mang điện mà lúc bình thường không có điện nhưng trở nên có điện do cách điện bị hư hỏng cách điện hay do các nguyên nhân khác (Hình 1.1.b). Dòng điện sự cố làm điện áp của phần bên ngoài của các vật mang điện tăng lên đến giá trị nguy hiểm cho người. Tiêu chuẩn IEC 61140 thay đổi thuật ngữ “bảo vệ chống chạm điện gián tiếp” bằng thuật ngữ “bảo vệ sự cố”.

Điện áp mà người phải chịu khi chạm điện gọi là điện áp tiếp xúc.

Hình 1. Các kiểu chạm điện: a) Chạm điện trực tiếp; b) Chạm điện gián tiếp.

2. Đốt cháy điện

Đốt cháy điện có thể sinh ra do:

  • Ngắn mạch kéo theo phát sinh hồ quang điện.
  • Người đến gần vật mang điện áp cao, mặc chưa chạm phải, nhưng điện áp cao có thể sinh ra hồ quang điện. Và dòng điện hồ quang chạy qua người có thể khiến nạn nhân có thể bị chấn thương hoặc chết do bị đốt cháy da thịt. Dạng tai nạn này ít xảy ra vì đối với các cấp điện áp cao luôn có biển báo và hàng rào an toàn bảo vệ.

Hình 2. Hồ quang điện.

Hình 3. Sự nóng lên do tiếp xúc điện.

3. Hỏa hoạn, nổ

3.1.  Cháy do quá tải

Hình 4. Quá tải trong tủ điện.

– Khái niệm: Quá tải là hiện tượng dòng điện vượt quá dòng điện định mức của dây dẫn, thiết bị đóng cắt và nguồn cấp. Quá tải xảy ra trong thời gian dài dễ gây hại, làm hỏng thiết bị và có thể dẫn đến cháy nổ.

– Biện pháp:

  • Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
  • Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
  • Phải sử dụng cầu dao điện, áptômat, cầu chì, relay… làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ.

Hình 5. Hậu quả của quá tải sẽ gây ra cháy.

3.2.  Cháy do chập mạch (đoản mạch)

Hình 6. Hiện tượng ngắn mạch.

– Khái niệm: Là hiện tượng các dây dẫn pha chạm nhau hoặc chập dây trung tính. Khi xảy ra hiện tượng này tổng trở của hệ thống giảm đi. Dòng điện tăng lên đáng kể.

– Nguyên nhân:

  • Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.
  • Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.
  • Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định
  • Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ.

– Biện pháp phòng ngừa:

  • Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m.
  • Không sử dụng dây thép, đinh… để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.

Các dây nối vào phích cắm, đui dèn, máy móc phải chắc, gọn, điện nối vào mạch ở 2 dầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.

Hình 7. Hậu quả của ngắn mạch sẽ gây nổ đen các ổ cắm điện.

Previous articleNguyên nhân Aptomat (MCB) trong nhà bị nhảy liên tục và cách khắc phục
Next articleKHỞI ĐỘNG MỀM ĐỘNG CƠ – RSHR