Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là gì? Cách thoát khỏi sự tự ti

Rất nhiều người trong số chúng ta quá đề cao cái nhìn và sự nhận xét của những người xung quanh dành cho bản thân. Ta cảm thấy lúc nào ánh nhìn của mọi người đầu đang hướng về bản thân để đánh giá, nhận xét từng lời ăn tiếng nói hay hành động mà ta thể hiện. Đây là một hiệu ứng tâm lý thường gặp có tên là hiệu ứng ánh đèn sân khấu.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là gì?

Những diễn viên trình diễn trên sân khấu luôn nhận được sự chú ý cao độ từ những khán giả trong rạp, những người thưởng thức buổi diễn bên dưới khán đài. Diễn viên luôn được những ánh đèn sân khấu chiếu thẳng vào, phơi bày mọi động tác và trạng thái cảm xúc dù là nhỏ nhất của họ.

hiệu ứng ánh đàn sân khấuHiệu ứng ánh đàn sân khấu là một thiên kiến nhận thức thường thấy mô tả việc chúng ta luôn phóng đại những sai sót của bản thân, và cho rằng mọi người xung quanh cũng đánh giá tương tự.

Bất cứ điều gì xảy ra dưới ánh đèn sân khấu đều nhận được sự chú ý của số đông. Dù trong một tình huống cụ thể bạn làm sai hay làm đúng, bạn đều phải chịu sự nhận xét và đánh giá của những người bên dưới. Đó chính là cảm giác của những người rơi vào hiệu ứng ánh đèn sân khấu, hay spotlight effect.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là một thiên kiến nhận thức phổ biến ở con người. Thiên kiến này khiến chúng ta có cảm giác những hành vi, lời nói, thái độ hay ngoại hình của bản thân luôn bị những người xung quanh chú ý và đánh giá. Nói một cách đơn giản, chúng ta đánh giá quá cao ảnh hưởng của mình đến nhận thức của người khác.

Ví dụ, bạn vô tính lỡ lời và nghĩ rằng mọi người xung quanh đang âm thầm đánh giá và phán xét lời nói của bạn. Bạn sợ sệt liếc mắt nhìn xung quanh để quan sát xem, có ai nhìn mình hay không. Trên thực tế, mọi người không hề để ý đến sai lầm bạn mắc phải, hoặc họ cũng cho rằng đấy là một câu nói bình thường, không có gì nhạy cảm để bắt lỗi.

Hầu như tất cả chúng ta đều trải qua hiệu ứng tâm lý này, vì thế khi bạn cho rằng mọi người đang đánh giá bản thân, người khác cũng đang chú ý xem có ai đánh giá họ hay không. Mọi người sẽ chú ý đến những vấn đề của bản thân và cùng trải qua hiệu ứng ánh đèn sân khấu. Vì thế, chẳng ai quan tâm bạn vừa nói gì hay làm gì, ngoại trừ những người có sức quan sát nhạy bén.

Thực tế, chỉ những người thật sự quan tâm, hoặc thân thiết với bạn mới chú ý đến việc bạn đang làm gì, hoặc trông ra sao. Chính bản thân bạn cũng có thể trải qua tình huống này rồi nhưng không hề chú ý. Vì thế, không có việc gì phải căng thẳng và quá lo lắng về cái nhìn của người khác dành cho mình.

Thí nghiệm về hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Từ lâu các nhà khoa học đã biết về hiệu ứng tâm lý này và có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đến con người. Nhưng đến tận năm 1999, thuật ngữ “hiệu ứng ánh đèn sân khấu” mới được xuất hiện lần đầu tiên trong mục “Thế giới tâm lý học” trên tạp chí “Các hướng hiện tại trong Khoa học Tâm lý”.

hiệu ứng ánh đèn sân khấuHiệu ứng ánh đèn sân khấu từ lâu đã được ghi nhận và có nhiều nghiên cứu khoa học về hiệu ứng thú vị này.

Thuận ngữ này do Thomas Gilovich , Victoria Husted Medvec và Kenneth Savitsky đặt ra, dựa trên những nghiên cứu của họ, và các mô tả được đề cập trong tài liệu của các nhà khoa học khác. Để tìm hiểu về sự tồn tại của hiệu ứng tâm lý này, các chuyên gia đã tiến hành nhiều thí nghiệm.

Thí nghiệm áo thun

Đầu tiên không thể không kể đến “thí nghiệm áo thun” được thực hiện vào năm 2000, nhằm chứng minh con người đánh giá quá cao ảnh hưởng của bản thân đến người khác. Một nhóm người ngẫy nhiên tham gia thí nghiệm sẽ mặc những chiếc áo phông Barry Manilow giống hệt nhau, và trên chiếc áo có rất nhiều nếp nhăn.

Khi được yêu cầu dự đoán xem bao nhiêu người khi tiếp xúc với họ sẽ chú ý đến vết nhăn trên áo, đa phần người tham gia dự đoán có hơn một nửa số người tiếp xúc sẽ chú ý. Nhưng khi khảo sát thực tế, chỉ có 25% số người tiếp xúc chú ý và nhận ra sự tồn tại của những nếp nhăn.

Với những thí nghiệm tiếp theo, hình ảnh in trên áo phông được thay đổi thành những nhân vật ấn tượng như Bob Marley, hay Martin Luther King. Những người tham gia thí nghiệm cho rằng những hình ảnh này thu hút sự chú ý hơn. Kết quả nghiên cứu đi ngược với suy đoán ban đầi, họ vẫn đánh giá quá cao sự chú ý của những người xung quanh cho bản thân.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu cũng thường xuất hiện trong một cuộc thảo luận nhóm. Những người nêu ý kiến, hay chia sẻ góc nhìn của bản thân có xu hướng tin rằng, những người đang lắng nghe sẽ chú ý và phán xét ý tưởng của họ, dù ý tưởng đó là tích cực hay tiêu cực, là đúng hay sai.

Thí nghiệm lo lắng xã hội

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu cũng được cho là liên quan đến chứng rối loạn lo âu xã hội. Những người rối loạn lo âu xã hội bị ám ảnh và cảm thấy đau khổ khi nghị đến những đánh giá, nhận định của những người xung quanh về bản thân. Do đó, họ thường rơi vào hiệu ứng ánh đèn sân khấu trong mọi tình huống.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu rất thường xuất hiện ở những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, và ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của người bệnh.

Một nghiên cứu bổ sung từ năm 2007 đã chứng minh nhận định trên. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người có tiền sử mắc rối loạn lo âu xã hội làm một bài kiểm tra về trí nhớ. Tất cả mọi người đều được biết về bài kiểm ra họ sẽ làm, nhưng một số người biết nhiều hơn thế.

Những người tiến hành thí nghiệm nới với một nhóm người rằng, quá trình kiểm tra sẽ được ghi hình làm tư liệu cho những chuyên gia ngành truyền thông. Với một nhóm khác, họ không đề cập đến điều này, thế nên không ai có thông tin vể việc buổi kiểm tra được ghi hình.

Kết quả cho thấy, những người biết về việc ghi hình có thái độ nghiêm túc hơn, hiệu suất cao hơn, và đạt kết quả tốt hơn trong bài kiểm tra. Còn những người không biết gì lại có kết quả bình thường, sự căng thẳng và thái độ trong suốt quá trình kiểm tra đều kém nhóm trước.

Thông qua những thí nghiệm trên, ta có thể thấy chúng ta luôn đánh giá cao sự chú ý và đánh giá của người khác dành cho bản thân. Ngoài ra, con người cũng có xu hướng cho rằng, những người xung quan chú ý rất nhiều đến thái độ và cảm xúc của chúng ta thông qua những biểu hiện bên ngoài.

Ví dụ về hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu xảy ra hàng ngày trong cuộc sống, và xuất hiện thường xuyên nhưng chúng ta không hề nhận ra. Mọi người sẽ trải nghiệm hiệu ứng tâm lý này trong nhiều tình huống quen thuộc trong học tập, công việc, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí,…

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sự tự tin của chúng ta trong nhiều trường hợp. Sự lo lắng thái quá về việc người khác đánh giá ra sao vê bản thân có thể khiến bạn mệt mõi, căng thẳng, mất tự tin.Dưới đây là 3 tình huống chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hiệu ứng tâm lý này trong cuộc sống.

ví dụ hiệu ứng ánh đèn sân khấuChiếc áo đỏ của bạn rất nổi bật giữa đám đông, nhưng có bao nhiêu người thật sự chú ý đến điểm đặc biệt này?

  • Ám ảnh về ngoại hình: Diện mạo, dáng người và cách ăn mặc là những thứ khiến chúng ta dễ bị ám ảnh nhất bởi ánh mắt nhận xét và đánh giá của những người xung quanh. Bạn cảm thấy chiếc áo của mình rất đẹp hoặc rất xấu, thấy dáng người của mình thật thô kệch, cách ăn mặc thật tầm thường, và cho rằng những người nhín thấy cũng sẽ đánh giá tương tự. Chúng ta thường đánh giá quá cao ấn tượng về diện mạo hay trang phục của mình trong mắt người khác.
  • Bày tỏ ý kiến cá nhân: Trong học tập hay công việc, thảo luận nhóm hay họp hành là điều thường xuyên diễn ra. Chúng ta không bao giờ đúng trong mọi trường hợp, vì thế việc phát biểu sai, hay đưa ra một ý kiến không được số đông đồng thuận là điều hết sức bình thường. Nhưng hiệu ứng ánh đèn sân khấu khiến bạn cho rằng, mọi người xung quanh sẽ luôn ghi nhớ và có ấn tượng xấu với những sai lầm của bạn.
  • Tham gia hoạt động đội nhóm: Khi tham gia các trò chơi mang tính đồng đội, hoặc các hoạt động cộng đồng, chúng ta có thể phạm sai lầm trong quá trình hoạt động. Sai lầm này có thể rất nhỏ, nhưng bạn sẽ có cảm giác mọi người đã nhìn thấy và ghi nhớ chúng. Việc này khiến bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi, nhưng thực tế thì không ai chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như vậy.

Những nhược điểm và sai lầm của bản thân có thể khiến bạn vô cùng khó chịu, nhưng với người khác thì không. Những vết xước nhỏ trên mặt kính sẽ khiến chủ nhân của chúng không hài lòng, cảm thấy chúng mất đi giá trị. Nhưng trong mắt người ngoài thì nhược điểm đó không đáng gây chú ý, trừ những người luôn để ý đến mọi thứ.

Tại sao chúng ta rơi vào hiệu ứng ánh đèn sân khấu?

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng ánh đèn sân khấu là do khuynh hướng vị kỷ. Chúng ta luôn đánh giá cao chính mình, và luôn chú ý thái quá vào hành vi và lời nói của bản thân. Chúng ta cũng thường áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, cho rằng điều mình chú ý thì người khác cũng chú ý, dù sự thật không phải như thế.

Khi mặc một chiếc áo đẹp, bạn cho rằng bản thân rất xinh xắn. Hiệu ứng ánh đèn sân khấu khiến bạn chắc chắn rằng mình sẽ thu hút những ánh nhìn, và sự đánh giá tích cực của người khác. Nhưng thực tế, không phải ai cũng có gu thẩm mỹ tương tự, hoặc đơn giản họ chẳng quan tâm đến chiếc áo bạn đang mặc.

hiệu ứng spotlightThiên kiến nhận thức khiến chúng ta luôn nghĩ rằng người khác sẽ đánh giá bản thân về ưu điểm hay khuyết điểm chúng ta đang sở hữu.

Bởi vì chúng ta chỉ luôn nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của bản thân, nên ta sẽ không đánh giá được cách nhìn của người khác trong cùng một sự việc. Khuynh hướng vị kỷ cũng khiến ta cho rằng quan điểm của những người xung quanh cũng giống bản thân, và mọi người sẽ phát hiện những sai lầm hay khuyết điểm mà ta gặp phải.

Ví dụ trong một cuộc nói chuyện, bạn vô tình cung cấp một thông tin không chính xác. Nhưng đến tận lúc câu chuyện đã trôi qua, bạn mới nhận ra điều này. Thế là bạn bắt đầu quan sát mọi người xem có ai chú ý đến bản thân hay không, và bắt đầu suy nghĩ mọi người có đang đánh giá bạn là một người kém hiểu biết nên mới đưa ra thông tin sai lệch như thế.

Trên thực tế, đa phần mọi người không để tâm đến thông tin bạn vừa cung cấp. Họ sẽ quên đi một cách nhanh chóng nếu thông tin không có giá trị, và cũng không cố ý ghi nhớ để về tìm kiếm tài liệu liên quan hoặc chứng minh rằng bạn sai lầm. Số người như thế không nhiều, và họ cũng chỉ cho rằng bạn nhầm lẫn chứ không hề có suy nghĩ xấu.

Cuối cùng, chính bạn là người khiến vấn đề nghiêm trọng hơn khi cứ mãi bị cuốn vào hiệu ứng ánh đèn sân khấu, và lo lắng thái quá về việc những khuyết điểm của mình bị phóng đại trong mắt người khác. Những người xung quanh có nhiều thứ cần chú ý hơn, nên họ sẽ chẳng quan tâm đến diện mạo hay sai lầm nhỏ nhặt của bạn.

Những người mắc hội chứng rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn lo âu xã hội, sẽ thường xuyên bị hiệu ứng ánh đèn sân khấu ảnh hưởng. Họ luôn cảm thấy căng thẳng, sợ hãi việc bị chú ý hay phê bình. Do đó, hiệu ứng ánh đèn sân khấu luôn ảnh hưởng đến những đối tượng này một cách đầy tiêu cực.

Một trường hợp nữa cũng dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng ánh đèn sân khấu là những người từng bị tổn thương trong quá khứ, hoặc người có tính tình nhút nhát, nhạy cảm, luôn bị ảnh hưởng bởi ánh mắt hay lời nói của những người xung quanh. Họ thường lo lắng và rất cẩn thận trong mọi tình huống giao tiếp.

ảnh hưởng cùa hiệu ứng ánh đèn sân khấuHiệu ứng ánh đèn sân khấu là ác mộng của những người mắc chứng rối loạn lo âu.

Những người từng gặp rắc rối không mong muốn chỉ vì một hành động, hay một lời nói vô ý sẽ có xu hướng quan tâm và ám ảnh thái quá về cách người khác nhận xét về bản thân. Họ sợ sai lầm trong quá khứ sẽ lặp lại, sợ bị hiểu lầm, bị dè bỉu, bị nói xấu, bị những người xung quanh đánh giá không tốt. Do đó, họ rất quan tâm đến đánh giá của người khác.

Làm sao để hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng ánh đèn sân khấu?

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu phóng đại những điều tiêu cực, và khiến bạn trở nên tự ti, không dám thể hiện bản thân trước mặt mọi người. Tâm lý này rất có hại cho sức khỏe tâm thần, vì khiến bạn luôn trong trạng thái lo lắng, mệt mỏi, không thể suy nghĩ tích cực để cuộc sống vui vẻ hơn.

Thiên kiến nhận thức này rất khó xóa bỏ. Ảnh hưởng của chúng sẽ giảm đi khi bạn là người tự tin, không suy nghĩ phức tạp, và vốn dĩ không chú ý đến đánh giá của người khác dành cho mình. Nhưng với những người nhạy cảm, tự ti, nhút nhát thì hiệu ứng tâm lý này sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Vậy làm sao để hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý này đến suy nghĩ và tâm trạng của chúng ta? Đầu tiên, hãy thả lỏng tâm trạng, và đừng suy nghĩ quá nhiều về cái nhìn của người khác dành cho bạn. Những sai sót hay sự đặc biệt của chúng ta chẳng là gì trong mắt những người xung quanh, vì họ có nhiều thứ cần chú ý hơn.

Thậm chí, họ cũng đang chìm trong hiệu ứng này, nên chẳng hề quan tâm đến việc chúng ta làm gì hoặc trông ra sao. Do đó khi có một người nhìn bạn, họ có thể vô tình liếc mắt, và rồi họ sẽ quên mất bạn chỉ trong tích tắc ngắn ngủi. Còn bạn cứ mãi lẩn quẩn suy nghĩ về việc người kia sẽ nghĩ gì về mình.

Bởi vì chúng ta luôn đứng ở góc nhìn cá nhân để đánh giá sự việc, thế nên ta không nhận ra nếu đảo ngược vị trí, chính chúng ta cũng sẽ không quan tâm đến người khác. Việc thay đổi góc nhìn giúp ta nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều, khách quan, đúng đắn và ít thiên lệch hơn.

thoát khỏi hiệu ứng spotlightHãy suy nghĩ tích cực về những vấn đề trong cuộc sống, và đừng để ám ảnh về ánh nhìn của mọi người ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.

Thay vì nghĩ về cách người khác đánh giá bản thân, bạn cũng hãy nghĩ xem mình có chú ý hay quan tâm quá nhiều đến người khác hay không. Như vậy, cảm giác lo lắng và không thoải mái của bạn có thể giảm bớt, ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng hơn.

Ngoài ra, nếu e ngại ánh mắt đánh giá của những người xung quanh, bạn cũng có thể tìm hiểu góc nhìn của người khác thông qua người quen. Sự phản hồi của những người xung quanh có thể làm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng ánh đèn sân khấu tới góc nhìn và tâm trạng của bạn.

Nếu hiệu ứng ánh đèn sân khấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ở mức báo động, nghĩa là sự ám ảnh về cái nhìn của người khác cản trở sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, hoặc một hội chứng tâm lý nghiêm trọng hơn.

Hai mặt của hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Trên thực tế, những người chú ý đến mọi vấn đề, và thường xuyên đánh giá bạn nhất chỉ có hai loại người: một là người cực kỳ quan tâm đến bạn, hai là người ghét bạn. Với người quan tâm và yêu quý, họ sẽ không nghĩ xấu hay đánh giá sai lầm về con người bạn. Còn với người ghét bạn, dù bạn làm đúng thì họ vẫn cho rằng bạn làm sai.

Chính vì thể, việc phóng đại cái nhìn của mọi người dành cho bản thân chỉ khiến bạn mệt mỏi thêm mà thôi. Thay vào đó, hãy suy nghĩ tích cực, và bỏ qua những lỗi lầm nhỏ không gây ảnh hưởng gì đến mọi người. Thậm chí nếu một ngày nào đó bạn trông không được tươm tất lắm khi ra đường thì cũng đừng quá lo lắng.

Hiệu ứng ảnh đèn sân khấu ảnh hưởng đến những điều tiêu cực và cả tích cực mà chúng ta làm. Chúng ta luôn đánh giá quá cao những việc liên quan đến bản thân, dù là tốt hay xấu. Điều này có thể tạo nên nhiều trạng thái cảm xúc từ tiêu cực đến tích cực, ảnh hưởng đến tâm trạng trong nhiều trường hợp.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là gì? Cách thoát khỏi sự tự tiViệc tận dụng hiệu ứng ánh đèn sân khấu một cách hợp lý có thể giúp ta cảm thấy thoải mái và tránh sai sót hơn.

Hiểu và biết cách tận dụng hiệu ứng ánh đèn sân khấu hợp lý sẽ khiến ta tự tin hơn khi cảm thấy bản thân xinh đẹp, hoặc hạn chế cảm giác xấu hổ, lóng ngóng khi phạm sai lầm. Khi bạn đã suy nghĩ thoáng hơn, và ít bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý này, bạn sẽ thấy mọi chuyện không tệ như ta vẫn tưởng tượng.

Hiệu ứng tâm lý này còn giúp bạn điều chỉnh hành vi trong trường hợp cần thiết. Vào những lúc cần làm nổi bật năng lực, hãy thể hiện sự tự tin mà bạn có, và khiến người khác cảm nhận được sự nổi bật. Nhưng khi không ở trong tình huống bất lợi, bạn có thể bình tĩnh xử lý, hạ thấp sự chú ý của mọi người đến hành vi mà bạn thể hiện.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là một hiệu ứng tâm lý bình thường và rất khó xóa bỏ. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của hiệu ứng này đến tinh thần bằng cách suy nghĩ tích cực, thay đổi góc nhìn, và tận dụng hiệu quả để tạo sự tư tin, điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh.

Previous articleAI (Artificial Intelligence) – Trí tuệ nhân tạo
Next articleHiệu ứng Brita và sự tập trung có giới hạn của con người