Khởi Động Từ Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Khởi Động Từ

Hiện nay, với cuộc sống công nghệ phát triển thì các trang thiết bị hiện đại ra đời được nhiều người quan tâm. Bởi vì đi kèm với hai chữ hiện đại thì thiết bị đó phải có cấu tạo chắn chắn và linh kiện tốt. Nắm bắt được xu hướng, các nhà sản xuất đã cố gắng ngày đêm để tìm được những linh kiện tốt nhất để hình thành ra một thiết bị. Một trong những dòng sản phẩm đang được mọi người ưa chuộng đó là khởi động từ (contactor).

Nhưng nhiều người sử dụng chưa hiểu rõ về cấu tạo cũng như công dụng của chúng. Vậy thì qua bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về khởi động từ là gì? Công dụng và cấu tạo của nó như thế nào?

Khái niệm về khởi động từ

Khởi động từ hay còn được gọi là Contactor đây là một loại khí cụ điện hạ áp dùng để điều khiển việc đóng ngắt mạch điện từ xa, đảo chiều dòng điện và bảo vệ dòng điện quá tải.

Đây được xem là một thiết bị điện không thể thiếu trong hệ thống điện. Nhờ có khởi động từ mà việc điều khiển các thiết bị sẽ diễn ra dễ dàng hơn chỉ nhờ vào một nút nhấn, chế độ tự động hoặc có thể là điều khiển từ xa.

Ngoài ra, khởi động từ còn được cấu tạo từ 2 khí cụ điện hạ áp là: công tắc tơ xoay chiều và rơle nhiệt. Do vậy, kết cấu của khởi động từ càng trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Cấu tạo của khởi động từ

Khởi động từ được tạo thành gồm 3 bộ phận: nam châm điện, hệ thống dập hồ quang và hệ thống tiếp điểm. Sau đây, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng bộ phận sẽ thực hiện những chức năng gì.

– Nam châm điện: gồm có các bộ phận như:

+ Cuộn dây dùng để tạo ra lực hút nam châm.

+ Lõi sắt.

+ Lò xe dùng để đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

– Hệ thống dập hồ quang: có nhiệm vụ là khi chuyển mạch làm cho một số các tiếp điểm bị cháy hoặc bị mòn. Vì vậy, cần hệ thống dập hồ quang để ngăn chặn.

– Hệ thống tiếp điểm dùng để liên hệ các phần lõi từ di động qua các bộ phận liên động cơ. Dựa theo  khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm thì chúng ta có thể chia các tiếp điểm này thành hai loại: tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ.

+ Tiếp điểm chính: đây là tiếp điểm cho tải dẫn những dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm sẽ thường đóng lại khi cấp nguồn điện vào khởi động từ trong tủ điện.

+ Tiếp điểm phụ: chỉ có khả năng cho những dòng điện đi qua tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Ở tiếp điểm phụ có hai trạng thái: trạng thái thường đóng và trạng thái thường hở. Đối với tiếp điểm có trạng thái thường đóng thì đây là loại tiếp điểm ở trạng thái khi cuộn dây nam châm của khởi động từ khi đang ở trạng thái nghỉ và ngược lại tiếp điểm ở trạng thái thường hở khi khởi động từ ở trạng thái hoạt động.

Phân loại khởi động từ

Có rất nhiều cách phân loại khởi động từ. Dưới đây là một số cách phân loại thường dùng.

– Phân loại theo nguyên lý truyền động

– Phân loại theo dòng điện: khởi động từ điện một chiều hay khởi động từ điện xoay chiều.

– Phân loại theo kết cấu: người ta dùng khởi động từ ở nơi hạn chế chiều cao hay là ở nơi hạn chế chiều rộng.

– Phân loại theo dòng điện định mức: khởi động từ có dòng điện định mức là 9A, 12A, 18A,…., 800A hoặc có thể là lớn hơn nữa.

–  Phân loại theo số cực: khởi động từ 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Tuy nhiên khởi động từ 3 pha được sử dụng phổ biến nhất.

Ưu điểm của khởi động từ

Đối với một thiết bị nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Khởi động từ cũng vậy, sau đây chính là những ưu điểm mà người dùng nên sử dụng khởi động từ.

– Có kích thước nhỏ gọn nên có thể tận dụng tại những khoảng không gian hẹp và thực hiện những việc mà cầu dao không thể thực hiện được.

– Có thể đóng ngắt mạch điện bằng cách điều khiển từ xa. Bên cạnh đó còn có vỏ ngăn hồ quang phóng ra bên ngoài giúp tạo ra độ an toàn tuyệt đối cho người thao tác với hệ thống điện, có độ bền cao và hoạt động ổn định hơn. Bởi vì những ưu điểm đó nên khởi động từ được sử dụng rộng rãi trong việc điều khiển đóng cắt mạch điện trong các nhà máy công nghiệp.

– Tiêu thụ công suất ít.

Ứng dụng của khởi động từ trong thực tiễn

Với những ưu điểm trên, khởi động từ được áp dụng trong thực tiễn dưới những lĩnh vực.

– Trong ngành công nghiệp: khởi động từ được sử dụng nhằm mục đích điều khiển các động cơ hay các thiết bị điện giúp cho sự vận hành trở nên an toàn hơn. Đây là phương pháp sử dụng không những đơn giản mà còn đem lại sự ổn định, dễ sửa chữa khi xảy ra vấn đề.

– Trong ngành tự động hóa; do tính chất công việc đòi hỏi sự phức tạp và khó khăn. Nên sự can thiệp của khởi động từ giúp cho quá trình sử dụng các thiết bị đáp ứng được những quy trình sản xuất tiên tiến.

Với những sự hiểu biết về khởi động từ chúng tôi đã giúp bạn biết được khởi động từ là gì và từ đó biết được cấu tạo và những ứng dụng của nó trong thực tiễn.

Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn một phần trong việc lựa chọn thiết bị điện để sử dụng trong gia đình hoặc trong các cơ sở sản xuất của mình.

Previous articleThanh Cái Đồng Là Gì? Ứng Dụng Của Thanh Cái Đồng Trong Tủ Điện
Next articleCatalog Honeywell