– Hiện nay khi qua các tuyến đường ,tuyến phố bất kỳ, chúng ta có thể bắt gặp những mạng lưới dây cáp điện,viễn thông chằng chịt đan xen lẫn nhau chúng ta thường goi vui là mạng nhện,làm mất thẩm mỹ, vẻ đẹp của các tuyến đường,khu phố ,ngoài ra còn gây nguy hiểm cho người đi đường.
Để giải quyết bài toán trên, các đơn vị thi công hệ thống điện đã chuyển sang hạ ngầm các công trình để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn .
Ở Việt Nam với mức đầu tư xây dựng mạnh mẽ như hiện nay ,song song với việc xây dựng thì công việc hạ ngầm trong các công trình xây dựng cũng diễn ra phổ biến như: tòa nhà, khu vui chơi, công viên,công trình giao thông,khu công nghiệp…vv.
Để đáp ứng tốt nhất và tối ưu cho việc hạ ngầm các công trình điện, thì ống nhựa xoắn HDPE đã ra đời,phần nào giải quyết được vấn đề trên.
Ống nhựa xoắn HDPE tùy theo các vùng miền còn có nhiều tên gọi khác nhau như: ống ruột gà HDPE,ống ruột gà màu cam,ống nhựa xoắn chịu lực,ống nhựa xoắn,ống nhựa gân xoắn,ống nhựa xoắn màu cam,ống nhựa xoắn Ospen,vv……
– Ống nhựa xoắn HDPE được lựa chọn hầu hết trong việc hạ ngầm các công trình xây dựng do chúng có những ưu điểm sau :
- Độ dài liên tục
- Dễ dàng uốn cong
- Khả năng chịu lực lớn
- Tiết kiệm nhân công
- Khả năng chịu hóa chất và nhiệt độ cao
- Tính kinh tế cao….vv
- Nhưng việc lựa chọn được đường kính ống nhựa xoắn HDPE cho phù hợp với đường kính cáp ,để giảm thiểu chi phí giá thành tiền ống và nhân công,hoặc mất thời gian cho việc đổi trả,do việc sử dụng ống không phù hợp,đây là vấn đề mà các nhà thi công thường gặp phải.
Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi xin đưa ra cách tính làm sao để lựa chọn đường kính ống phù hợp với đường kính cáp cần bảo vệ.
Công thức tính tiết diện dây dẫn tròn: S = r*r *Pi
S: Tiết diện dây dẫn tròn
r: Bán kính dây dẫn
Pi: Hệ số = 3.14
Khi mua sản phẩm ống nhựa xoắn HDPE OSPEN nên chọn ống có đường kính danh định gấp tối thiểu 1,5 lần so với đường kính ngoài của cáp cần bảo vệ. Thông thường nên chọn đường kính ống gấp 2 lần đường kính cáp để dễ thi công, lắp đặt.
Ví dụ: Cáp ngầm 0,6/1kV-CXV/DSTA 1(3*50+1*35)
Cáp 3*50+1*35: tức là 3 sợi tiết diện 50mm + 1 sợi tiết diện 35
Tiết diện hình tròn= r*r*3.14
-> r*r= 50/3.14= 16. ->r=4mm->d=8mm
r là bán kính
d là đường kính hình tròn
Nếu tích cả vỏ bọc thì 1 sợi 50 sẽ có đường kính 10mm ( đối với cáp bọc 01 lớp, với cáp bọc 2 lớp hay 3 lớp thì đường kính có thể tăng thêm từ 5mm đến 10mm tùy loại cáp)
4 sợi xếp vào nhau sẽ có đường kính là: 2*d + khoảng hở 2 sợi khoảng 5mm
Do đó đường kính dây tổng cộng= 2*10+5= 25mm
Vì vậy đường kính ống: =2* đường kính cáp= 2*25= 50mm
Với đường kính cáp cần bảo vệ bên trên thì đường kính ống tối thiể cần sử dụng là phi 50/65