Người hành hương bị “ma ám” nhảy múa điên cuồng, thầy pháp trò truyện với người bị ma nhập… là cảnh tượng kỳ lạ được người Pháp ghi nhận ở hội đền Kiếp Bạc thập niên 1920.

Hình Ảnh Bloger

Toàn cảnh khu vực đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) trong một kỳ lễ hội diễn ra vào thập niên 1920, nhìn từ máy bay. Lối vào đền chật kín người hành hương. Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là một ngôi đền cổ nổi tiếng cả nước.

Bến đò sông Thương nhộn nhịp du khách đến tham gia lễ hội đền Kiếp Bạc. Phía xa là cồn Kiếm nằm giữa lòng sông.

Những con thuyền ở bến đò mùa lễ hội được trang hoàng bằng cờ phướn.

Một người hành hương bị ma ám đang nhảy múa điên cuồng trước cổng lớn trên lối vào đền, từ chối cho biết tên hồn ma ám mình – theo chú thích bằng tiếng Pháp của bức ảnh.

Các thầy pháp và thân nhân của những người bị ma ám cố gắng hỏi họ về tên của hồn ma đang ám.

Chùm ảnh: Cảnh ‘ma ám’ kỳ lạ ở hội đền Kiếp Bạc 100 năm trước

Thầy pháp làm việc với người “bị ma ám”. Những thanh gươm được bó lại và đặt trên chiếc hộp tối màu, có lẽ là đồ nghề tác nghiệp của thầy.

Thấy pháp trẻ (cầm quạt) trò chuyện với người bị ma nhập. Những người phụ nữ đi cùng ôm mặt với vẻ khổ sở.

Trước bàn thờ các thần Nam Tào và Bắc Đẩu ở đền Kiếp Bạc, nơi nhiều thầy pháp hành nghề.

CTV

Previous articleCảnh tiêm chủng ở Việt Nam một thế kỷ trước
Next articleCảnh quan hùng vĩ, hoang sơ của Đà Lạt những năm 1929-1930