Chuyển đổi độ F sang độ C

Mến chào tất cả các bạn, trong bài viết này mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách thức chuyển đổi qua lại giữa độ F và độ C nhé. Như chúng ta đã biết thì nhiệt độ là một yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta từ trước cho đến nay. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến mọi cá thể sống mà còn ảnh hưởng rất lớn đến máy móc và thiết bị. Tuy nhiên chúng ta không chỉ có một đơn vị đo nhiệt độ mà còn có rất nhiều. Chính vì thế mà nhu cầu chuyển đổi độ F sang độ C cũng như các loại nhiệt độ khác là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Bên cạnh đó thì chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến chủ đề này như độ F là gì ? Độ C là gì ? Nguồn gốc của chúng ? Cũng như một số thông tin cơ bản về loại nhiệt độ khác nữa. Và bây giờ thì bắt đầu nào.

Định nghĩa độ C, độ K và độ F:

Độ F hay còn gọi là Fahrenheit, trong thang đo Fahrenheit thì nước đóng băng ở 32°F, và sôi ở 212°F. Điểm sôi và đóng băng sẽ cách nhau 180°F. Nhiệt độ cơ thể bình thường được coi là 98,6 ℉ (trong thực tế, nó dao động xung quanh giá trị này). Số không tuyệt đối được xác định là -459,67°F.

Chuyển đổi độ F sang độ C

Độ K tức Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Nó được ký hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0 °C ứng với 273,15K. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất.

Bên cạnh đó thì ta có độ C tức Celsius ngày nay, chúng được thiết lập theo mức 0°C là nhiệt độ mà băng tan chảy (lưu ý: không phải nhiệt độ mà tại đó nó bị đóng băng, điều này khác) và 100°C là điểm sôi của nước. Định nghĩa khoa học về Celsius hiện được định nghĩa theo độ Kelvin. 0 ° Celsius là 273,15K. Một độ C bằng một Kelvin, vì vậy chúng ta có thể nói rằng điểm sôi của nước bằng 273,15 + 100 = 373,15 Kelvin.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Nhiệt độ loại Fahrenheit:

Fahrenheit đã phát triển thang nhiệt độ của ông sau khi viếng thăm nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế (dụng cụ đo nhiệt độ) đầu tiên mà trong đó ông sử dụng hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7.5॰, điểm sôi là 60॰, và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22.5 độ theo phép đo của Rømer.

Fahrenheit đã chọn điểm số 0 trên thang nhiệt độ của ông là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708 – 1709, một mùa đông khắc nghiệt, ở thành phố Gdansk (Danzig) quê hương ông. Bằng một hỗn hợp, nước đá, nước và Amoni clorid (còn gọi là hỗn hợp lạnh) sau đó ông có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17.8°C) này. Fahrenheit muốn bằng cách đó tránh được nhiệt độ âm, như thường gặp ở thang nhiệt độ Rømer – Skala trong hoàn cảnh đời sống bình thường.

Năm 1714, ông xác định điểm chuẩn thứ hai là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết (ở 32°F) và điểm chuẩn thứ ba là thân nhiệt của một người khỏe mạnh (ở 96°F). Theo các tiêu chuẩn hiện nay thì các điểm chuẩn trên và dưới khó có thể tạo lại một cách thực sự chính xác được. Vì thế mà thang nhiệt độ này về sau đã được xác định lại theo hai điểm chuẩn mới là nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước, tức là 32°F và 212°F. Theo đó, thân nhiệt bình thường của con người sẽ là 98,6°F (37°C), chứ không phải là 96 °F (35,6°C) như Fahrenheit đã xác định nữa.

Thang nhiệt độ Fahrenheit đã được sử dụng khá lâu ở Châu Âu, cho tới khi bị thay thế bởi thang nhiệt độ Celsius. Thang nhiệt độ Fahrenheit ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác.

Nhiệt độ loại Celsius:

Độ Celsius (°C hay độ C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100°C (212° Fahrenheit) là nước sôi và 0°C (32° Fahrenheit) là nước đá đông ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere) vào năm 1742. Hai năm sau nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0° là nước đá đông và một trăm độ là nước sôi. Hệ thống này được gọi là hệ thống centigrade tức bách phân và danh từ này được dùng phổ biến cho đến nay mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này đã chính thức vinh danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt theo tên của ông. Một lý do nữa Celsius được dùng thay vì centigrade là vì thuật ngữ “bách phân” cũng được sử dụng ở lục địa châu Âu để đo một góc phẳng bằng phần vạn của góc vuông. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất.

Tại sao phải chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị nhiệt độ:

Có thể vấn đề này sẽ dễ dàng trả lời hơn với các bạn đang học bộ môn vật lý hay toán học trong các trường phổ thông hay đại học. Chúng ta cần chuyển đổi qua lại để có thể đáp ứng tốt cho công tác nghiên cứu và giải toán cũng như cho các nhu cầu khác đúng không nào. Tuy nhiên thì ý nghĩa của việc chuyển đổi nó không chỉ nằm ở phạm vi trường học. Mà thay vào đó nó ứng dụng khá nhiều cho các lĩnh vực công nghiệp, khoa học và kỹ thuật.

Như ở trên mình có chia sẻ thì chúng ta có khá nhiều loại nhiệt độ khác nhau như độ C, độ K, độ F. Và vì trên thế giới không phải quốc gia nào cũng dùng chung một đơn vị đo nhiệt độ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học – kỹ thuật, chế tạo máy móc và xuất nhập khẩu máy móc. Và Việt Nam mình cũng tương tự như vậy, sẽ có những loại máy móc mà nước ta không tự sản xuất được và phải nhập khẩu từ các nước khác. việc này đồng nghĩa với việc ta sẽ dùng thang độ không phải thang đo phổ biến là độ C nữa.

Và theo mình nghĩ thì đấy là một trong những nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chúng ta cần chuyển đổi qua lại giữa các loại nhiệt độ. Bên cạnh đó sẽ còn có một số nguyên nhân khác, tuy nhiên xét và mặt thực dụng thì các nguyên nhân trên cũng đủ để chúng ta cần đến việc chuyển đổi.

Cách thức chuyển đổi qua lại giữa độ C, độ K và độ F:

Chuyển đổi thông qua công thức toán học:

Về mặt tổng thể thì khi chúng ta muốn chuyển đổi qua lại giữa bất kì loại nhiệt độ nào, ta cần nắm rõ các công thức toán học đã được chứng minh sẵn. Và nếu các bạn muốn làm theo cách này thì có thể tham khảo các công thức chuyển đổi như sau:

Chuyển đổi nhiệt độ bằng công thứcChuyển đổi nhiệt độ bằng công thức

Dựa vào công thức này thì chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại giữa bất kì mức nhiệt độ nào. Tuy nhiên nhược điểm của cách này là chúng ta phải nhớ công thức và phải tính toán. Sẽ rất mất thời gian cho việc này, vì thế chúng ta có thể sử dụng đến bảng chuyển đổi sẵn để có thể tiết kiệm thời gian hơn nhé. Các bạn tham khảo nội dung này ở phần tiếp theo.

Chuyển đổi thông qua bảng:

Các bạn có thể tham khảo giá trị đã chuyển đổi qua lại thông qua bảng có sẵn dưới đây.

Chuyển độ F sang độ C:

Chuyển đổi độ F sang độ C

Chuyển đổi độ F sang độ C

Chuyển độ K sang độ C:

Chuyển độ K sang độ C:

Chuyển độ K sang độ CChuyển độ K sang độ C

Chuyển đổi thông qua google:

Nếu chúng ta không muốn sử dụng bảng để chuyển đổi thì sẽ còn một tùy chọn khác đó là dùng đến công cụ chuyển đổi trực tuyến google. Việc này phù hợp với các bạn thường xuyên lưu động và không có thời gian tra bảng. Cách thức chuyển đổi này đòi hỏi chúng ta phải có 1 chiếc điện thoại có kết nối internet để thực hiện.

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: vào trình duyệt Chrome
  • Bước 2: vào công cụ tìm kiếm google
  • Bước 3: gõ từ khóa theo cú pháp ” nhiệt độ F to C ” hoặc ” nhiệt độ K to C “
  • Bước 4: kết quả chuyển đổi sẽ hiện ra trên trang đầu của google.

Ví dụ các bạn muốn chuyển từ 40°F sang °C, thì từ khóa sẽ là ” 40 F to C ” và kết quả sẽ là:

Chuyển đổi độ F sang độ CKết quả sau khi chuyển đổi

Và các bạn có thể làm tương tự với độ K nhé.

Chuyển đổi thông qua app trên điện thoại:

Các cách thức đo lường mình liệt kê bên trên là những cách được thực hiện từ khá lâu. Với sự phát triển của điện thoại thông minh cũng như các ứng dụng kèm theo. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện cách thức chuyển đổi thông qua một điện thoại thông minh và không cần đến việc kết nối internet. Chỉ cần điện thoại của các bạn có tải app chuyển đổi đơn vị là có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Cách này vừa tiện lợi, vừa có thể chuyển đổi bất cứ mức nhiệt độ nào, loại nào. Bên cạnh đó còn có thể chuyển đổi giữa các đại lượng vật lý khác như áp suất, khối lượng, độ dài,…

Chuyển đổi đơn vị nhiệt độ thông qua App trên điện thoạiChuyển đổi đơn vị nhiệt độ thông qua App trên điện thoại

Previous articleChuyển đổi Pound sang Kg
Next articleQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện – Chương 1,2