Đơn vị áp suất là gì ?

Đơn vị áp suấtCác loại đơn vị đo áp suất

Nguồn gốc của đơn vị áp suất:

Tính đến thời điểm hiện tại thì có khá nhiều loại đơn vị đo lường áp suất. Nguyên nhân sâu xa của việc này là do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học –  kỹ thuật của các nước lớn. Theo đó các nước có nền công nghiệp phát triển sẽ có nhu cầu tạo ra các loại đơn vị đo lường hay chuẩn đo lường áp suất. Chính vì thế mà tại từng quốc gia hay từng khu vực, sẽ có các loại đơn vị áp suất áp suất khác nhau.

Và cho đến bây giờ, khi các nước dần dần hợp tác và liên kết với nhau trong các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật. Việc chuyển đổi đơn vị áp suất là một trong những nhu cầu rất cần thiết để có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ giữa các nước. Và hơn thế nữa là việc chuyển đổi đơn vị áp suất góp phần không nhỏ trong nền giáo dục các thế hệ trẻ đối với các kiến thức từ các nước phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các nước đang phát triển.

Các loại đơn vị đo lường áp suất hiện nay:

Như ở trên mình đã chia sẻ thì các nước sẽ có các loại đơn vị đo lường áp suất khác nhau. Và dĩ nhiên đối với các loại thiết bị đo lường áp suất của từng nước sẽ có các chuẩn đo được quy định theo quốc gia đó. Hiện nay theo mình được biết thì các khu vực lớn đã tạo ra giá trị đo lường áp suất không nhiều. Cụ thể là Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và mỗi khu vực sẽ có các quốc gia đại diện trong việc sáng tạo ra các đơn vị này.

Các khu vực đại diện:

  • Bắc Mỹ: Khi chúng ta nhắc đến Bắc Mỹ thì quốc gia đầu tiên các bạn có thể nghĩ ngay đến đó là nước Mỹ. Vâng, vì đây là một quốc gia là một cường quốc quân sự cũng như là đàn anh trong việc tạo ra các chuẩn đơn vị đo áp suất. Và thật không nói điêu khi hiện nay Mỹ được xem là cường quốc đại diện cho đơn vị đo áp suất là Ksi, Psi hiện nay.
  • Châu Âu: về phía Châu Âu, chúng ta có các quốc gia, các vùng liên kết cũng như các tổ chức đa quốc gia. Cụ thể chính là G7 với đại diện là các nước Anh, Pháp, Đức,… là các quốc gia có khá nhiều thành tựu về nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự và cả công nghệ. Chính vì thế mà việc tạo ra đơn vị đo áp suất là điều hiển nhiên đúng không nào. Và trong khu vực này, đơn vị áp suất thường dùng nhất đó chính là bar, mbar,…
  • Châu Á: Với đại diện đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Là 2 quốc gia được xem là có nên công nghiệp phát triển khá cao từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Và trong đó, Nhật Bản cũng là một trong những các thành viên chính thức của G7. Chính vì thế mà quốc gia này cũng không quên tạo ra cho mình đơn vị đo lường áp suất đó là Pa, Mpa, Kpa…

Đơn vị áp suấtĐồng hồ đo áp suất

Cách thức đo lường các đơn vị áp suất:

Như ở trên mình đã đề cập thì các quốc gia phát triển sẽ có nền công nghiệp khá phát triển. Và vì thế mà họ có các công ty các khu công nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các loại thiết bị đo lường áp suất khác nhau. Tuy nhiên các thiết bị ấy không còn được sử dụng ở tầm nội địa mà ngày nay đã có thể vươn ra biển lớn trong thời buổi hội nhập hiện nay. Nổi bật nhất là các loại cảm biến đo áp suất, cảm biến chênh áp, đồng hồ đo áp suất,… Và vì thế ta cần đến các cách thức chuyển đổi đơn vị áp suất để có thể dùng tốt các loại thiết bị này.

Mình sẽ cung cấp đến các bạn các cách thức đo lường chuẩn mà trên thế giới hiện nay đang sử dụng. Các bạn có thể tham khảo một số hệ thống chuyển đổi bên dưới.

Tính theo hệ mét:

Nếu các bạn dùng hệ quy đổi này để tính toán và chuyển đổi thì chúng ta sẽ lấy mốc 1bar làm chuẩn. Từ đó các bạn có thể suy ra được các loại đơn vị tương ứng khác. Cụ thể các bạn có thể tham khảo một số thông số mình đã chuyển đổi sẵn bên dưới.

  • 1 bar = 100000 Pa (pascal)
  • 1 bar = 1000 hPa (hetopascal)
  • 1 bar = 100 kPa (kilopascal)
  • 1 bar = 0.1 Mpa (megapascal)
  • 1 bar = 10197.16 kgf/m2

Tính theo hệ đo lường áp suất:

Khi tính theo hệ đo lường đơn vị áp suất này, các bạn cũng sẽ lấy mốc là 1 bar làm chuẩn. Tuy nhiên đầu ra của đơn vị sẽ là dạng chuẩn áp suất. Các bạn có thể tham khảo.

  • 1 bar = 1.02 technical atmosphere
  • 1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere)

Đơn vị áp suấtNồi áp suất dùng trong gia đình

Tính theo hệ thủy ngân:

Đối với cách chuyển đổi các đơn vị áp suất theo hệ thủy ngân thì các bạn cũng sẽ vẫn dùng mốc 1 bar để chuyển đổi. Và đầu ra của nó sẽ có dạng là thủy ngân, một chất hóa học thường thấy trong các môn hóa học, hay trong các ngành công nghiệp hóa chất hiện nay.

  • 1 bar = 750 Torr.
  • 1 bar = 750 mmHg (millimetres of mercury)
  • 1 bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)
  • 1 bar = 29.5 inHg (inch of mercury)

Tính theo cột nước:

Khi các bạn dùng cột nước để quy đổi thì có thể suy ra từ mốc chuẩn là 1 bar. Từ đó sẽ cho ra các giá trị cột nước tương ứng với mức áp suất khác nhau.

  • 1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
  • 1 bar = 401.5 inc nước (inH2O)
  • 1 bar = 10.19 mét nước (mH2O)

Tính theo hệ chuẩn của Châu Mỹ:

Về phần này, các bạn vẫn dùng mốc 1 bar làm chuẩn. Kết quả sẽ chuyển đến các đơn vị thuộc khu vực Châu Mỹ. Thường là Ksi, Psi,…

  • 1 bar = 2088.5 (pound per square foot)
  • 1 bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)
  • 1 bar = 0.0145 Ksi (kilopoud lực trên inch vuông)

Và trên đây là các cách thức chuyển đổi đơn vị áp suất mình có thể giới thiệu đến các bạn. Tuy nhiên nếu các bạn cần lưu trữ để có thể làm sổ tay tra cứu nhanh thì rất bất tiện. Chính vì thế mình sẽ cung cấp 1 bảng chuyển đổi các giá trị áp suất đo lường theo đơn vị để các bạn có thể dễ dàng mang theo.

Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất:

Đơn vị áp suấtBảng chuyển đổi đơn vị áp suất

Mình sẽ ví dụ cách thức chuyển đổi trong bảng như sau: giả sử chúng ta chọn 1psi làm mốc, nhìn vào bảng chúng ta có thể suy ra các thông số như sau:

  • 1psi  = 68.95 mbar
  • 1psi  = 0.0689 bar
  • 1psi  = 0.0681 atm
  • 1psi  = 6895 Pa
  • 1psi  = 6.895 kPa
  • 1psi  = 0.006895 MPa
  • 1psi  = 703.8 mmH2O
  • 1psi  = 27.71 in.H2O
  • 1psi  = 0.0704 kg/cm2

Tương tự với các mốc khác nhau các bạn có thể tự chuyển đổi khác đơn giản giữa các đơn vị áp suất khác nhau đúng không nào. Và nếu các bạn cảm thấy việc tra bảng là quá phiền phức thì mình sẽ đề xuất thêm một phương án vô cùng tiện ích. Đó chính là dùng chiếc smartphone của chúng ta hiện nay, các bạn có thể dễ dàng cài đặt ứng dụng ” chuyển đổi đơn vị ” thông qua các nhà cung cấp như CH Play hay App Store.

Ứng dụng trên điện thoại:

Ứng dụng không chỉ có thể chuyển đổi đơn vị áp suất mà còn còn cho phép chúng ta chuyển đổi giữa các loại đại lượng khác. Các đại lượng quan thuộc và khá cần thiết như nhiệt độ, độ ẩm, cân nặng, chiều cao, thể tích,… Các vấn đề sẽ được giải quyết khá nhanh chóng giúp các bạn thuận tiện trong việc học và trong việc làm.

Đơn vị áp suấtỨng dụng chuyển đổi đơn vị trên điện thoại

Trên đây là những thông tin cũng như các kiến thức cần thiết về cách chuyển đổi đơn vị áp suất, hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đang cần. Ngoài ra bên mình còn cung cấp các loại cảm biến đo lường áp suất khác nhau các bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu.

Previous articleHướng dẫn chọn mua cảm biến áp suất
Next articleKhởi động mềm điều khiển động cơ điện- Soft starter