Hệ thống chống sét đánh thẳng là một trong những thiết bị chống sét có nhiều ưu điểm trong quá trình sử dụng chống sét hiện nay. Việc lắp đặt hệ thống này cũng khá dễ dàng mà mang lại hiệu quả cao trong quá trình vận hành hằng ngày. Dưới đây là những ưu nhược điểm mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Ưu điểm khuyết điểm của hệ thống chống sét đánh thẳng
Cấu hình hệ thống chống sét đánh thẳng
Hệ thống chống sét đánh thẳng là công nghệ chống sét kim cổ điển được ứng dụng trong rất nhiều công trình để bảo vệ thiết bị điện và con người vào những ngày mưa gió, sấm sét. Một hệ thống chống sét đánh thẳng sẽ bao gồm các bộ phận thiết bị chống sét quan trọng sau đây:
Kim thu sét
Chất liệu để làm kim thu sét là thép mạ đồng hoặc đồng thau được đúc bằng inox. Tùy vào cấu trúc của mỗi công trình để người ta lựa chọn chiều dài của kim thu sét cho phù hợp và đảm bảo được chức năng bảo vệ.
Dây dẫn sét
Dây điện dẫn sét được sử dụng để dẫn dòng sét từ đầu kim thu đến các hệ thống tiếp đất, nguyên liệu được sử dụng để làm dây dẫn sét là đồng lá hoặc cáp đồng trần với tiết diện được quy định theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế từ 50mm2 đến 75mm2.
Hệ thống tiếp đất
Chức năng của hệ thống tiếp đất là sử dụng để tản dòng điện sét vào trong đất, tránh làm nguy hại đến các thiết bị điện khi đang hoạt động.
Hệ thống tiếp đất bao gồm:
- Các cọc tiếp đất: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét . Đường kính ngoài thường là 14 – 16mm . Được chôn thẳng đứng & cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét . Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét.
- Dây tiếp đất: thường là cáp đồng trần có tiết diện từ 50 đến 75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau. Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1 mét .
- Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt CADWELD: dùng để liên kết dây tiếp đất & các cọc tiếp đất với nhau.
Ưu điểm của hệ thống chống sét đánh thẳng
Hệ thống chống sét đánh thẳng sử dụng công nghệ tiêu tán đám mây điện tích không cho hình thành tia tiên đạo sét. Cấu hình của công nghệ này bao gồm:
Các đầu phát ion dương
Chất liệu để làm đầu phát ion dương là thép mạ đồng hoặc inox có hình dạng như một quả cầu nhiều gai hoặc giống hình một chiếc dù với nhiều gai, hoặc hình cánh dơi nhiều gai.
Dây dẫn sét
Chức năng của dây dẫn sét là dùng để dẫn dòng ion dương từ mặt đất đi lên các thiết bị phát ion dương. Dây dẫn sét thường được làm bằng cáp đồng trần với tiết diện được quy định đạt tiêu chuẩn từ 50mm2 đến 75 mm2.
Hệ thống tiếp đất
Hệ thống tiếp đất được sử dụng để dẫn dòng điện sét vào trong đất. Cấu hình của chúng bao gồm những bộ phận sau:
Các cọc tiếp đất: có độ dài từ 2,4 – 3 m và đường kính từ 14 – 16mm. Cọc tiếp đất được chôn thẳng đứng, cách mặt đất từ 0,5 -1 m và khoảng cách giữa các cọc với nhau là từ 3 – 15 m.
Dây tiếp đất là dây cáp đồng trần với tiết diện từ 50 – 75 mm2 được sử dụng để liên kết các cọc tiếp đất lại với nhau. Độ sâu của cáp là từ 0,5 – 1m. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp cáp là nối cáp thành một mạch vòng kín trước khi nối với dây dẫn sét.
Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt cadweld có chức năng liên kết dây tiếp đất và các cọc tiếp đất với nhau.
Các hệ thống chống sét này đã được đưa vào một số tiêu chuẩn chống sét mà không thông qua các thử nghiệm trên chúng cũng như cho người tiêu dùng. Với một hệ thống chống sét đánh thẳng bạn sẽ không phải bận tâm nhiều đến việc bảo vệ các thiết bị của mình trong mùa mưa bão.