Đã bao giờ bạn tự suy nghĩ về khả năng tập trung và ghi nhớ của bản thân mình chưa? Bạn đã từng thử cố gắng ghi nhớ một lượng thông tin lớn trong một khoảng thời gian và nhận thấy bản thân không thể đạt được kết quả như mong muốn? Để có thể hiểu sâu hơn về giới hạn của sự tập trung, các nhà khoa học cũng đã nêu ra thuật ngữ về hiệu ứng Brita lý giải về việc tại sao con người không nên học quá nhanh, quá nhiều.
Hiệu ứng Brita được nhắc đến giới hạn tập trung, học tập của mỗi con người.
Hiệu ứng Brita là gì?
Học tập là quá trình tiếp thu, dung nạp kiến thức để rèn luyện và phát triển bản thân theo nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi chúng ta đều cần phải học tập và đây là quá trình kéo dài từ khi vừa mới chào đời cho đến lúc mất đi.
Học tập nắm giữ vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người. Không chỉ là quá trình học tập trên trường lớp mà chúng ta cần phải học tập với rất nhiều hình thức, phương diện khác nhau trong cuộc sống.
Tuy nhiên, việc học tập cũng cần phải dựa theo khả năng của mỗi người. Có những người tiếp thu tốt, ứng dụng hiệu quả nhưng cũng có người cần nhiều thời gian hơn để học hỏi, trau dồi kiến thức. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau nên quá trình học tập cũng sẽ có phần riêng biệt.
Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự ép bản thân phải nhồi nhét một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn và kết quả là bạn không thể ghi nhớ được bất cứ một thông tin nào hoặc có thể nhầm lẫn giữa các dữ liệu với nhau. Thậm chí việc cố gắng dồn sự tập trung để ghi nhớ còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và suy nhược cơ thể.
Theo đó, các nhà khoa học cho biết rằng, mỗi chúng ta đều có giới hạn về học tập, giống như quá trình lọc nước. Để lý giải cụ thể hơn cho vấn đề này, họ đã nghiên cứu và tìm ra hiệu ứng Brita – được đặt tên theo thương hiệu của máy lọc nước nổi tiếng tại Mỹ.
Thuật ngữ này được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách Trí Tuệ Do Thái khi nhắc đến những phương pháp hỗ trợ gia tăng khả năng tập trung, tiếp thu thông tin, kiến thức của con người. Hiệu ứng Brita là lời giải thích về việc chúng ta không nên cố gắng nhồi nhét kiến thức bởi não bộ sẽ có sự giới hạn và càng cố gắng học nhiều quá thì lại chẳng thu hoạch được bao nhiêu.
Cũng tương tự như máy lọc nước, để máy có thể hoạt động một cách hiệu quả thì bạn cần đưa một lượng nước vừa đủ và đưa một cách từ từ. Nếu đưa nhanh quá hoặc đưa nhiều quá sẽ khiến cho nước dễ bị tràn ra ngoài, máy lọc cũng sẽ không thể vận hành được, thậm chí có thể bị hư hỏng.
Mặc dù mang tính hợp lý và logic cao nhưng thực chất hiệu ứng Brita vẫn không được nghiên cứu và tìm hiểu chuyên sâu. Hiện nay rất khó để tìm kiếm các thông tin đa dạng và chi tiết về hiệu ứng này bởi nó chỉ được xem là một dạng hiệu ứng tâm lý được mọi người truyền miệng, chia sẻ với nhau.
Hiệu ứng Brita lý giải điều gì?
Ai trong chúng ta cũng mong muốn có được một kho tàng kiến thức đồ sộ để có thể đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Thực tế, quá trình học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống và sự phát triển của mỗi con người và chúng ta cần phải học tập thật siêng năng, học với nhiều hình thức và khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên, để học tập hiệu quả, bạn cần hiểu rõ được cơ chế của não bộ, biết được khả năng và giới hạn của bản thân ở đâu. Theo đó, các nhà khoa học cho biết rằng, não bộ của con người hoạt động theo một cơ chế vô cùng phức tạp và để thấu hiểu được điều này bạn cần phải có sự rèn luyện và cố gắng trong thời gian dài.
Hiệu ứng Brita lý giải về việc tại sao chúng ta không nên học quá nhiều, quá nhanh.
Trong cuốn sách Trí Tuệ Do Thái cũng nói rằng “Học nhiều thì chẳng được bao nhiêu, học ít thì học bao nhiêu được bấy nhiêu”. Theo đó, một vị giáo sĩ người Do Thái cũng đồng ý với quan niệm này: “Chính xác. Maharal và Gaon, hai trong số những nhà hiền triết vĩ đại nhất thế giới cho rằng, học từng chút một sẽ tốt hơn vì khả năng, trí tuệ của con người là có hạn. Do đó, ta phải tiến hành một cách từ từ và ôn luyện thường xuyên”.
Trong kết quả nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, nhà tâm lý học nhận thấy rằng, não bộ con người chỉ có khả năng duy trì sự tập trung cao trong khoảng 2 giờ. Ngay cả những người có năng suất làm việc vượt trội cuảng không thể tập trung sự chú ý của bản thân quá 2 giờ và họ cần phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để lấy lại năng lượng.
Ngay cả khi bạn cố gắng ép bản thân phải gia tăng sự tập trung hoặc liên tục nhồi nhét một lượng kiến thức lớn vào não bộ thì điều đó cũng khó có thể hoàn thành một cách hiệu quả. Cách học tập này chỉ kiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hơn chứ không thể giúp bạn trở nên uyên bác, thông minh.
Do đó, thông qua hiệu ứng Brita, tác giả muốn giải thích về việc không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức cùng một lúc, học tập cần phải được phân bố thời gian và khối lượng phù hợp để mang đến hiệu quả tốt nhất. Tác giải gợi ý rằng mỗi lần học chỉ nên tập trung vào một vấn đề cụ thể và duy trì trong thời gian nhất định để não bộ được dung nạp kiến thức tốt và ghi nhớ lâu hơn.
Tóm lại, khả năng tập trung và bổ sung kiến thức của mỗi cá nhân là có giới hạn và chúng ta cần biết được giới hạn của chính mình để phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, phát triển. Càng học nhiều thì lượng kiến thức nhớ được càng ít. Ngược lại, kiến thức được chia nhỏ và đơn giản hóa sẽ càng giúp cho não bộ ghi nhớ, vận dụng hiệu quả.
Ứng dụng hiệu ứng Brita
Hiệu ứng Brita được ứng dụng hiệu quả trong quá trình học tập và nó chính là phương pháp học mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Khi áp dụng hiệu ứng này vào quá trình giảng dạy và học tập sẽ giúp cho quá trình học trở nên đơn giản, dễ dàng và đạt được nhiều hiệu quả hơn.
Thay vì cố gắng dung nạp một lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian ngắn thì bạn hãy bắt đầu chia nhỏ từng bài học ra và tiếp thu từng chút một. Mỗi lần chỉ cần học một ít và để lượng kiến thức đó được thấm dần vào não bộ, giúp cho bộ não được ghi nhớ và khắc sâu hơn. Sau khi đã hiểu rõ vấn đề, chúng ta lại bắt đầu học thêm một lượng kiến thức mới và từng chút, từng chút như thế.
Brita được ứng dụng trong học tập để giúp bạn trau dồi kiến thức hiệu quả, sâu sắc hơn.
Trong bất kỳ hoạt động học tập nào, bạn cũng cần phải biết rõ giới hạn của bản thân ở đâu và biết cách phân chia thời lượng, kiến thức học tập phù hợp thì việc học mới thực sự mang lại nhiều lợi ích. Hiệu ứng Brita đưa ra lời khuyên về việc bạn không nên ép bản thân phải học tập thật nhanh và thật nhiều.
Nên hiểu rằng, mỗi cá nhân sẽ có một năng lực khác nhau. Có thể cùng một lượng kiến thức nhưng một người sẽ học tập trung thời gian ngắn, người còn lại sẽ cần phải có thời gian dài hơn. Tuy nhiên, dù khả năng ở mức độ nào thì bạn cũng phải ghi nhớ về việc bản thân cần học chậm, học chắc, học sâu để quá trình học không bao giờ là lãng phí.
Tuy nhiên, bên cạnh việc áp dụng tốt hiệu ứng Brita trong học tập thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để quá trình học đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Cần có mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng: Với bất kỳ các lĩnh vực nào, để học tập tốt bạn cần xác định mục tiêu và những kỳ vọng bản thân mong muốn đạt được. Điều này sẽ giúp cho bạn nhìn nhận rõ những điều mà bản thân cần phải thực hiện, dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch và đi đứng hướng, tránh việc học lang mang, học không đúng trọng tâm.
- Sắp xếp và lên kế hoạch học tập phù hợp: Tùy vào vào mục tiêu và khả năng của mỗi cá nhân mà bạn cần có kế hoạch học tập một cách cụ thể, chi tiết. Mặc dù biết rằng việc học cần phải được chia nhỏ nhưng bạn cũng nên đưa ra lộ trình rõ ràng, đặt ra giới hạn về thời gian để bản thân có thể nỗ lực, cố gắng nhiều hơn.
- Lựa chọn phương pháp học đúng đắn: Tùy vào khả năng và nhu cầu học tập của mỗi người mà bạn cần lựa chọn phương pháp học phù hợp. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nên chia nhỏ lượng kiến thức cần bổ sung, ưu tiên các nội dung quan trọng, cốt lõi để giúp cho quá trình học trở nên dễ dàng, đơn giản.
- Tìm kiếm môi trường học tập lành mạnh: Để việc học tập đạt được kết quả cao, môi trường học cũng được xem là yếu tố quan trọng và có sự tác động mạnh mẽ đối với mỗi cá nhân. Bạn sẽ gia tăng sự tập trung, ghi nhớ tốt hơn nếu được học trong một không gian thoải mái, đầy đủ ánh sáng, hạn chế tiếng ồn,…
Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về hiệu ứng Brita và cách ứng dụng nó trong quá trình học tập. Việc dung nạp kiến thức từng chút mỗi ngày sẽ giúp bạn có sự ghi nhớ sâu sắc, hiệu quả hơn, từ đó dễ dàng phát triển và sử dụng nó trong đời sống, công việc hàng ngày.