lưu tâm đến các vấn đề này khi lắp đặt máy phát điện

Nếu bạn đã và đang muốn lắp đặt máy phát điện cho mình thì việc băn khoăn sao cho hiệu quả và sử dụng được lâu dài là điều khiến bạn đau đầu. Sieuthivattudien sẽ giúp bạn vấn đề này theo kinh nghiệm lắp đặt cho khách hàng từ nhiều năm qua để giúp các bạn có được cái nhìn khách quan hơn.

Những lưu ý khi muốn lắp đặt máy phát điện

Máy phát điện có lẽ là một thiết bị điện mà hầu như không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực nào nhất là trong việc sản xuất, kinh doanh, mua bán, yêu cầu phải có điện để hoạt động 24/24.

1. Chọn mua máy phát điện

– Khi có nhu cầu mua máy phát điện thì bạn cần liệt kê thật chi tiết các thiết bị điện cần dùng, từ đó xác định được công suất tiêu thụ tổng rồi tính công suất máy phát điện cần mua.

– Nhằm tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua máy nên chọn mua máy phát điện có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% đến 25%.

– Khi lựa chọn máy phát điện dân dụng, khách hàng nên chú ý lựa chọn sản phẩm có giấy bảo hành và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

2. Vỏ ngoài

Vỏ ngoài của máy phát điện giúp cho máy tránh những va đập gây hư hỏng cho máy, ngoài ra  nó còn giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt được dễ dàng hơn. Lưu ý nhớ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đóng vỏ máy.

3. Tháo dỡ

Việc tháo dỡ máy phát điện phải đúng kỹ thuật và làm theo trình tự từng bước, việc tháo dỡ sai sẽ rất nguy hiểm cho các bộ phận khác của máy. Khi nâng hạ máy phải cẩn thận với sàn máy. Nên đặt thêm các thanh gỗ giữa máy nâng và sàn nhằm tránh xây xước.

4. Nơi lắp đặt máy

Việc chọn địa điểm để lắp đặt máy phát điện là vô cùng quan trọng, các bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau để chọn địa điểm lắp đặt máy cho phù hợp:

– Nơi lắp đặt máy phải thông thoáng, tránh được nước mưa và ánh nắng mặt trời. Không chọn vị trí trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn , khí thải từ các động cơ khác.

– Khi lắp máy thì nên chừa một khoảng không gian bao quanh để máy được làm mát và dễ sửa chữa về sau này, chiều rộng khoảng không gian có thể là 1m, chiều cao khoảng 2m.

– Chỉ những người có nhiệm vụ mới được vào phòng máy. Nếu lắp ngoài trời thì phải có hệ thống vỏ bảo vệ theo máy hoặc tạm thời.

5. Chân đế, hệ thống giảm chấn

Đảm bảo gắn chặt chân máy với chân đế bằng đinh vít. Chân đế của máy nên làm bằng bê tông sẽ rất tốt cho việc hạn chế máy di chuyển và rung khi hoạt động.

6. Hệ thống khí đốt

Hệ thống khí đốt của động cơ máy phải là khí sạch. Bộ phận lọc khí sẽ giúp cho động cơ lọc khí, đảm bảo máy hoạt động một cách tốt nhất. Không nên tháo rời bộ phận lọc không khí ra khi di chuyển máy phát điện.

7. Hệ thống thông gió và làm mát

Nhiệt độ cao ảnh hưởng rất lớn đến công suất của động cơ. Do đó hệ thống thông gió và làm mát cần phải được lắp đặt và kiểm tra kỹ lưỡng, lỗ thông gió cần phải đủ lớn để không khí dễ dàng lưu thông. Thêm vào đó, để bảo vệ máy khỏi thời tiết xấu thì nên lắp thêm chớp máy tại phòng chứa máy. Chớp máy có thể đặt cố định hoặc mở được, cần đóng cửa khi máy hoạt động trong thời tiết lạnh.

8. Hệ thống thải khí và giảm ồn

Các thành phần trong hệ thống thải khí gồm khói, bụi, hơi nước. Bộ phận giảm ồn thường được tích hợp trên ống xả để giảm tiếng ồn của động cơ khi máy phát điện hoạt động.

Lưu ý: Tất cả các hệ thống máy phát điện phải có đường ống dẫn khí thải ra ngoài khi lắp đặt, việc lắp đặt cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Phối hợp với việc khảo sát các thiết bị điện đang có sẵn trong hệ thống để lựa chọn máy phát điện sao cho phù hợp là điều hết sức cần thức. Nhờ đó bạn có thể an toàn sử dụng điện một cách hợp lý nhất hiện nay mặt khác cũng không ảnh hưởng đến công việc của mình.

Previous articleĐọc bản vẽ theo tiêu chuẩn IEC
Next articleLẮP CÔNG TƠ ĐIỆN 3 PHA TRỰC TIẾP