Mô hình Ponzi

Chân dung Charles Ponzi – cha đẻ của mô hình này.

Mô hình Ponzi là hình thức vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.

Người chủ của các mô hình Ponzi thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách cung cấp lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư khác, với lợi nhuận ngắn hạn hoặc là cao bất thường hoặc kéo dài một cách bất thường.

Mô hình Ponzi đôi khi bắt đầu như một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, cho đến khi doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Doanh nghiệp trở thành một mô hình Ponzi nếu nó sau đó tiếp tục các hành vi gian lận. Dù tình hình ban đầu như thế nào, việc phải trả lợi nhuận cao đòi hỏi một dòng chảy tiền ngày càng tăng từ các nhà đầu tư mới để duy trì mô hình này

Mô hình Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý)[2], người đã nổi tiếng với việc áp dụng mô hình này trong năm 1920.[3] Ý tưởng này xuất hiện trong các tiểu thuyết Martin Chuzzlewit năm 1844 và Little Dorrit năm 1857 của Charles Dickens, nhưng Ponzi thực hiện nó trong đời thực và lấy được nhiều tiền đến nỗi mô hình này trở nên nổi tiếng toàn nước Mỹ. Kế hoạch ban đầu của Ponzi là dùng coupon thanh toán quốc tế để trả tiền tem, nhưng sau đó ông ta dùng tiền của những người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước.

Khái quát

Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cao có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia.

Trò Ponzi, tất nhiên không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và rồi thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền.

Trong tài chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để có nguồn tài chính trả nợ gốc và lãi những khoản vay cũ cũng bằng phát hành trái phiếu.

Trò Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người đã làm trò này rất xuất sắc và làm cho nó trở nên nổi tiếng.

Một số vụ chơi trò Ponzi nổi tiếng

  • Vụ Charles Ponzi
  • Vụ Enron
  • Vụ WorldCom

MCI Inc. là một công ty truyền thông Hoa Kỳ hiện là một công ty con của Verizon Communications với trụ sở chính tại Ashburn, Virginia.

Công ty được ban đầu được thành lập là kết quả của việc sáp nhập WorldCom và MCI Communications Corp., và sử dụng tên MCI WorldCom kế tục WorldCom trước khi thay đổi tên của nó như hiện tại vào ngày 12 tháng 4 năm 2003 như là một phần kết thúc tình trạng phá sản của công ty. Công ty giao dịch trên sàn NASDAQ với các mã giao dịch “WCOM” (trước khi phá sản) và “MCIP” (sau khi phá sản). Công ty được mua lại bởi Verizon Communications với thỏa thuận mua bán hoàn thiện ngày 6 tháng 1 năm 2006, và ngày nay được xác định là bộ phận kinh doanh Verizon của công ty với các đơn vị dân cư địa phương được tích hợp từ từ vào các công ty con Verison. Trong một thời gian, WorldCom đã là công ty điện thoại đường dài lớn thứ hai của Hoa Kỳ (sau AT&T). WorldCom phát triển chủ yếu bằng cách mua lại công ty viễn thông khác, đáng chú ý nhất MCI Communications. Công ty cũng sở hữu Tier 1 ISP UUNET, một phần quan trọng của xương sống internet. Công ty có trụ sở tại Clinton, Mississippi, trước khi được chuyển đến Virginia. Ngày 15 tháng 3 năm 2005, WorldCom tuyên bố phá sản sau khi toà án New York tuyên bố xác nhận cựu chủ tịch Bernard Ebbers gian lận sổ sách kế toán một số tiền lên đến 11 tỷ USD. Đây là trường hợp phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

  • Vụ Bernie Madoff

Bernard L. Madoff

BernardMadoff.jpg

Sinh

29 tháng 4, 1938 (82 tuổi)

QueensNew YorkHoa Kỳ

Quốc tịch

Hoa Kỳ

Tên khác

“Bernie”

Học vị

Đại học Hofstra (1960)

Nghề nghiệp

Dịch vụ tài chínhQuản lý đầu tư

Nhà tuyển dụng

Bernard L. Madoff Investment Securities

Nổi tiếng vì

Chủ tịch NASDAQ (trước), Mô hình Ponzi

Phối ngẫu

Ruth Madoff

Con cái

Andrew Madoff (42), Mark Madoff (44)

Bernard Lawrence Madoff (sinh ngày 29 tháng 4, năm 1938) là một doanh nhân người Mỹ và là nguyên chủ tịch của sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Ông sáng lập hãng Bernard L. Madoff Investment Securities LLC ở phố Wall vào năm 1960 và là chủ tịch hãng này đến ngày 11 tháng 12 năm 2008, khi ông bị bắt và bị buộc tội gian lận tài chính.[1]

Bernard L. Madoff Investment Securities (Hãng đầu tư chứng khoán Bernard L. Madoff), đang trong quá trình phát mại, từng là một hãng thương mại hàng đầu ở phố Wall, thường có nhiệm vụ như một nhà cung cấp “thị trường thứ ba”, tức là không thông qua các hãng “chuyên biệt” mà thực hiện trực tiếp các đơn đặt hàng mua bán thẳng từ các nhà môi giới bán lẻ.[2] Công ty này cũng bao gồm một chi nhánh tư vấn và quản lý đầu tư hiện đang là tiêu điểm của vụ điều tra về lừa đảo.

Ngày 11 tháng 12 năm 2008, các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Madoff theo lời khai của các con trai ông ta, Andrew và Mark, và buộc tội ông này với tội danh gian lận chứng khoán. Trước hôm bị bắt, Madoff đã thú nhận với một số nhân viên cấp cao trong công ty của ông ta rằng phân nhánh tư vấn và quản lý kinh doanh thực ra “về cơ bản, là một mô hình Ponzi khổng lồ.” Năm ngày sau khi bị bắt, toàn bộ tài sản của Madoff cũng như của công ty ông ta đã bị đóng băng, và một người tiếp nhận được ủy nhiệm để giải quyết vụ án Vụ gian lận liên quan đến Madoff được ước tính gây ra thiệt hại lên tới 50 tỷ USD tiền mặt và chứng khoán. Các ngân hàng tại Tây Ban NhaPhápThụy SĩItaliaHà LanNhật Bản và một số quốc gia khác đã tuyên bố họ có khả năng mất hàng ty đô la Mỹ trong vụ lừa đảo này. Như vậy, đây là vụ gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử bị quy cho một nhân vật duy nhất.

Madoff trong một thời gian dài được nhìn nhận như một doanh nhân xuất chúng và một nhà từ thiện.Việc bắt giữ Madoff và đóng cửa công ty của ông ta đã tác động không nhỏ đến thương mại toàn cầu và một số tổ chức từ thiện, trong số đó có quỹ từ thiện Robert I. Lappinquỹ Picower, và quỹ JEHT, cũng bị buộc phải đóng cửa như một hệ quả từ vụ lừa đảo.

Gạt bỏ khẳng định từ Madoff rằng chỉ riêng ông ta giật dây vụ lừa đảo quy mô cực lớn này, các nhà đầu tư hiện tại đang tìm hiểu xem những ai khác còn tham gia đến mô hình này.

Previous articleCách mạng công nghiệp 4.0
Next articleBệnh Đa Nhân Cách thực sự có tồn tại