Mến chào tất cả các bạn, hôm nay trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một cụm từ khá phổ biến, đó là ” MPa “. Và chắc là sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc về vấn đề này đúng không nào ? Trong bài viết này chúng ta sẽ được làm rõ các kiến thức liên quan như MPa là gì ? MPa là viết tắt của từ gì ? MPa là đơn vị của cái gì ? Các cách thức quy đổi MPa sang đơn vị khác cũng như các thông tin chi tiết liên quan khác đến MPa. Các bạn có thể lấy bài viết này làm tư liệu để phục vụ cho việc học cũng như cho các ứng dụng trong công việc nhé. Còn bây giờ thì bắt đầu nào.
Đầu tiên thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phần khái niệm trước nhé. Khi nhắc đến khái niệm của MPa thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nó là một từ viết tắt của một cụm từ nào đó đúng không nào ? Và thực sự thì suy nghĩ đó không phải là không có căn cứ đâu nhé, nhất là đối với các bạn thuộc chuyên ngành xã hội. Và theo mình thì MPa sẽ có các nghĩa như sau:
- Mega Pascal: đây là một loại đơn vị dùng trong đo lường áp suất hay áp lực
- Master of professional Accounting: là một khái niệm chỉ chức vụ thạc sĩ kế toán chuyên nghiệp.
- Master of Public Administration: là khái niệm chỉ thạc sĩ quản trị.
- Marine Protected Area: là khái niệm chỉ khu bảo tồn biển
- Magazine Publishers of America: là khái niệm chỉ nhà xuất bản tạp chí của Mỹ
Marine Protected Area:
Đây là các khu vực được bảo tồn như biển, đại dương, cửa sông ở Hoa Kỳ hay Ngũ Đại Hồ. Những khu vực này có khá nhiều sinh vật sống có nhiều nơi trú ăn và có cả các cơ sở nghiên cứu và phát triển. Tại đây các hoạt động của con người sẽ bị hạn chế để đảm bảo sự an toàn cho động thực vật và bảo tồn thiên nhiên.
Master of professional Accounting:
Đây là một chương trình học thạc sĩ kế toán chuyên nghiệp có nhiệm vụ cung cấp cho sinh viên theo học các kỹ năng, kiến thức và năng lực có liên quan đến lĩnh vực kế toán trong và ngoài nước. Thông qua các quá trình học tập và ứng dụng, sinh viên có thể phát triển sự tự tin trong công việc cũng như sáng tạo trong lĩnh vực mà mình đang học theo cách thức riêng của bản thân.
Chương trình MPA – Master of professional Accounting này tương đương với các bằng cấp kế toán chuyên trong ngành như CAANZ, CPA australia, ACCA cho phép sinh viên học tập tốt sẽ trở thành thành viên của các hiệp hội này.
Master of Public Administration:
Đây là một chương trình cấp bằng cấp tốt nghiệp chuyên nghiệp cho các các nhân hoàn thành xong chương trình đào tạo. Các cá nhân làm quản lý, giám đốc điều hành, phân tích chính sách trong bộ phận điều hành chính quyền của địa phương, tiểu bang, liên bang, quốc gia. Chúng tập trung vào việc điều tra các hệ thống có tổ chức và quản lý điều hành. Hướng dẫn bao gồm: vai trò, sự phát triển, các nguyên tắc hành chính công, quản lý và thực hiện chính sách công.
Magazine Publishers of America:
Đây là một hiệp hội thương mại công nghiệp cho các công ty truyền thông tạp chí đa nền tảng. Hiệp hội này được thành lập vào năm 1919 là đại diện cho 175 công ty truyền thông tạp chí với hơn 900 đầu sách, 30 công ty quốc tế và hơn 100 thành viên liên kết. MPA có trụ sở tại New York và có một văn phòng chính phủ ở Washington, DC.
Tuy nhiên thì theo mình nghĩ nó sẽ thường thiên về một đơn vị đo áp suất “Mega Pascal” thì đúng hơn. Bởi lẽ nếu xét về mặt kỹ thuật thì từ này được dùng rất nhiều trong các ứng dụng hằng ngày. Và tương tự, trong bài viết này mình và các bạn sẽ cùng nhau phân tích xem liệu MPa có ý nghĩa như thế nào trong lĩnh vực kỹ thuật nói chung và vật lý nói riêng nhé.
MPa trong hệ đo lường áp suất:
Đối với các bạn thuộc các chuyên ngành kỹ thuật thì MPa không còn quá xa lạ rồi đúng không nào. Chúng chỉ đơn thuần là một đại lượng để đo lường mức áp suất hay áp lực mà thôi. Trong đó Pa có nghĩa là Pascal là đơn vị đo lường áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI).
Như chúng ta đã biết thì áp suất là một lực tác dụng lên một đơn vị diện tích theo phương vuông góc và có đơn vị là N/m2 hay Pa. Đơn vị này được lấy theo tên của Blaise Pascal – một nhà toán học và triết học nổi tiếng người Pháp. Và tương ứng 1Pa sẽ bằng với 1 N/m2.
Tương tự chúng ta hoàn toàn có thể suy ra rằng MPa sẽ bằng 1000000Pa = 1000000N/m2.
Mối quan hệ giữa MPa và các loại đơn vị đo áp suất khác:
Cũng hoàn toàn tương tự như các loại đơn vị đo lường khác, chúng không chỉ có một mà còn có rất nhiều đơn vị đo lường khác nhau cho một đối tượng vật lý. Và đơn vị đo áp suất cũng như vậy, chúng ta sẽ có khá nhiều đơn vị như: bar, psi, Pa, kPa, kg/cm2,MPa … Vậy mối liên hệ giữa MPa và các đơn vị trên như thế nào ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Hầu hết các đơn vị áp suất nói chung và đơn vị đo lường các đại lượng vật lý nói riêng sẽ có mối quan hệ với nhau thông qua các hệ thức cơ bản. Hơn nữa với sự phát triển và hình thành lâu đời của các loại đơn vị từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước đã dần quen sử dụng đến các loại đơn vị cho riêng mình. Và để dễ dàng hơn cho việc chuyển đổi qua lại giữa các loại đơn vị mình cũng xin chia sẻ một số cách thức chuyển dổi như sau:
Chuyển đổi MPa thông qua bảng:
Đây là một cách thức chuyển đổi không hề mới mà chúng ta cũng đã có tiếp xúc khá lâu từ các lớp phổ thông. Chúng thường sử dụng các hệ số liên hệ giữa từng đơn vị để chúng ta có thể tự tính toán và suy ra mức áp suất tương ứng. Nhược điểm là rất khó để tính nhẩm và không được thuận lơi cho lắm trong các trường hợp chúng ta cần chuyển đổi gấp. Và để có thể hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo bảng thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng đo lường vật lý dưới đây nhé.
Mối quan hệ giữa các đơn vị đo áp suất
Và để chi tiết hơn thì mình xin mô tả cơ bản về cách thức chuyển đổi nhé. Các bạn lấy 1MPa làm mốc và suy theo hàng ngang thì chúng ta sẽ có các giá trị tương ứng như sau:
- 1 MPa = 145.04 PSI
- 1 MPa = 10000 mBar
- 1 MPa = 10 Bar
- 1 MPa = 9.87 atm
- 1 MPa = 1000000 Pa
- 1 MPa = 1000 kPa
- 1 MPa = 101971.6 mmH2O
- 1 MPa = 4014.6 in.H2O
- 1 MPa = 700.6 mmHg
- 1 MPa = 295.3 in.Hg
- 1 MPa = 10.2 Kg/cm2
Và tương tự các bạn có thể chuyển đổi các loại đơn vị khác thông qua cột mốc 1 của từng loại đơn vị.
Chuyển đổi MPa thông qua google:
Để có thể thực hiện chuyển đổi thông qua cách thức này đòi hỏi chúng ta cần có một điện thoại có kết nối internet nhé. Ưu điểm của cách này là chuyển đổi nhanh chóng và áp dụng được cho hầu hết các giá trị MPa khác nhau. Cụ thể thì các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: vào trình duyệt CHROME
- Bước 2: vào thanh tìm kiếm của google
- Bước 3: gõ từ khóa theo cú pháp ” mức áp suất” + ” MPa” + ” to ” + ” đơn vị muốn chuyển “
- Bước 4: quan sát giá trị đã chuyển đổi trên trang nhất của top tìm kiếm
Giả sử mình muốn chuyển 10Mpa sang PSI thì mình sẽ gõ 10 MPa to PSI, và đây là kết quả mình nhận được.
Chuyển đổi MPa thông qua app:
Với phương pháp này thì chúng ta cần một smartphone có cài đặt sẵn app chuyển đổi nhé. Hiện nay thì các nhà phát triển đã nắm bắt được nhu cầu sử dụng điện thoại của chúng ta và cho ra đời các phần mềm có thể sử dụng một cách tiện lợi và nhanh chóng mà không cần đến internet. Với ứng dụng chuyển đổi chúng ta hoàn toàn có thể chuyển qua lại giữa bất kì đại lượng nào tùy thích không chỉ là áp suất. Theo mình nhận định thì cách thức này là tiện lợi nhất, dễ sử dụng nhất và nên dùng nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Ứng dụng của MPa trong cuộc sống hàng ngày như thế nào ?
Như các nội dung trên mình đã trình bày thì đơn vị áp suất MPa được sử dụng nhiều trong công nghiệp như: xây dựng dân dụng, nhà máy, trạm bơm, nhà máy xử lý nước, máy nén khí….. Vì áp lực được ứng dụng rất phổ biến và dùng để đo áp suất chất lỏng, khí,… Bên cạnh đó thì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy từ MPa chỉ ở trên máy đo áp suất, đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất có mặt hiển thị, tài liệu kỹ thuật liên quan đến áp suất.
MPa trong các đồng hồ áp suất