Phân biệt khởi động mềm và biến tần

Khởi động mềm và biến tần đều cho phép khởi động động cơ điện một cách nhẹ nhàng và “mềm” từ đó làm tăng tuổi thọ động cơ và các cơ cấu cơ khí, giảm tổn thất điện năng và không ảnh hưởng chất lượng của lưới điện – điều mà các phương pháp khởi động truyền thống như khởi động trực tiếp hay khởi động sao/tam giác không thể có được. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu thực tế mà ta lựa chọn phương pháp khởi động động cơ dùng biến tần hoặc khởi động mềm.

So sánh ưu điểm và nhược điểm của khởi động mềm và biến tần

Biến tần

 

Các dòng Biến tần hiện có trên thị trường

Ưu điêm

Nhược điểm

 Cho phép mở rộng dải điều chỉnh và nâng cáo tính chất động học của hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều

 Đòi hỏi người lắp đặt và vận hành thiết bị phải có kiến thức nhất định

 Hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ bằng Biến tần có kết cấu đơn giản, làm việc được trong nhiều môi trường khác nhau

 Chi phí đầu tư ban đầu cao

 Khả năng điều chính tốc độ động cơ dễ dàng

 

 Có khả năng đáp ứng cho nhiều ứng dụng khác nhau

 

 Các thiết bị cần thay đổi tốc độ nhiều động cơ cùng một lúc (dêt, băng tải,…)

 

 Đầy đủ các chức năng bảo vệ động cơ: Quá dòng, quá áp, mất pha, đảo pha,…

 

 Có thể kết nối mạng với hệ thống điều khiển trung tâm

 

Xem thêm ứng dụng của biến tần cho ngành dệt, máy khuấy,….

Tìm hiểu thêm về biến tần là gì?

Khởi động mềm

 

Khởi động mềm Schneider

Ưu điêm

Nhược điểm

Khởi động và dừng động cơ nhẹ nhàng, có điều khiển

Không điều chỉnh được tốc độ hoạt động

 Có các chức năng bảo vệ động cơ quá tải, ngược pha, mất pha

 

 Giá thành thấp (Thấp hơn so với Biến tần)

 

Tuy nhiên, việc lựa chọn biến tần hay khởi động mềm còn tùy thuộc vào yêu cầu thực tế

Ví dụ: Với một trạm bơm nước dù công suất lớn, để cho phép động cơ làm việc tại một thời điểm nhất định và dừng lại tại thời điểm nhất định một cách nhẹ nhàng (tránh hiện tượng búa nước trong đường ống) thì chỉ cần khởi động mềm là đủ. Ngược lại, việc cần điều khiển động cơ với các chế độ hoạt động khác nhau như cần tốc độ lúc nhanh, lúc chậm (làm việc ở các tốc độ khác nhau) tạo áp suất khác nhau trong đường ống thì nhất thiết cần sử dụng biến tần.

Tóm lại, khởi động mềm chỉ cho phép tăng dần vận tốc động cơ đến tốc độ làm việc nhưng không thể giúp động cơ vận hành ở các vận tốc khác. Việc lựa chọn biến tần hay khởi động mềm ảnh hưởng lớn đến giá thành đầu tư ban đầu của công trình do đó đòi hỏi người thiết kế cần khảo sát, đánh giá kỹ yêu cầu trước khi quyết định lựa chọn.

Biến tần thuộc nhóm hàng thiết bị tự động và được phân phối bởi dienhathe.com – website chuyên phân phối thiết bị điện công nghiệp tại Việt Nam.

Khởi động mềm và biến tần đều cho phép khởi động động cơ điện một cách nhẹ nhàng, “mềm”, giảm tổn thất điện năng và không ảnh hưởng chất lượng của lưới điện. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu thực tế mà ta lựa chọn phương pháp khởi động động cơ dùng biến tần hoặc khởi động mềm.

Previous articleKHỞI ĐỘNG MỀM ĐỘNG CƠ – RSHR
Next articleKích thước thanh đồng (busbar)