Động cơ cảm ứng được tạo ra nhằm mục đích để xử lý các loại tải khác nhau và các tốc độ khác nhau.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu động cơ cảm ứng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi thay đổi số cực trong Stator.
Ta có thể tăng hoặc giảm Moment xoắn bằng cách thêm hoặc bớt số cực trong Stator. Càng nhiều cực sẽ làm cho từ trường quay càng chậm.
Hình 1. Một số cực của động cơ cảm ứng mà ta thường gặp.
1. Tại sao càng nhiều cực sẽ làm cho từ trường quay càng chậm?
Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ sử dụng công thức tính tốc độ đồng bộ sau để giải thích.
(Công thức này được ứng dụng trong động cơ là số cực từ)
Trong đó:
Giả sử chúng ta có một động cơ cảm ứng 2 cực hoạt động ở tần số 60 Hz, suy ra tốc độ từ trường của Stator là 3600 vòng/phút.
Hình 2. Động cơ cảm ứng 2 cực hoạt động ở tần số 60 Hz.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ta thay đổi số cực của động cơ ở ví dụ trên là 6 cực thay vì 2 cực hoạt động ở tần số 60 Hz? Kết quả sẽ như hình bên dưới, ta thu được tốc độ từ trường của Stator bị giảm xuống còn 1200 vòng/phút.
Hình 3. Động cơ cảm ứng 4 cực hoạt động ở tần số 60 Hz.
Bảng sau đây thống kê lại những giá trị của tốc độ đồng bộ sẽ giảm khi ta tăng số cực số cực.
Chính vì vậy động cơ cảm ứng có moment xoắn càng cao sẽ có tốc độ càng chậm hơn so với động cơ cảm ứng có moment xoắn thấp hơn cùng loại, và dĩ nhiên tốc độ của nó cũng sẽ lớn hơn.
2. Lưu ý
Ở đây có một điều cần lưu ý, đó chính là khi tăng số cực thì chi phí sản xuất cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, hầu hết các loại động cơ cảm ứng có cấu hình từ 2 đến 4 cực. Nếu như cần nhiều moment xoắn hơn thì người ta sẽ chọn một loại động cơ lớn hơn thay vì dùng động cơ 6 cực hoặc 8 cực.
3. Ví dụ
Cuối cùng chúng ta hãy cùng xem lại ví dụ sau nhé.
Nếu ta có một động cơ với tốc độ định mức 1774 vòng/phút, nó có bao nhiêu cực?
Hình 4. Nhãn động cơ cảm ứng.
Dựa vào nhãn của động cơ như hình trên, câu trả lời cho câu hỏi là 4 cực.
Hình 5. Tính số cực của động cơ với tốc độ định mức 1774 vòng/phút.