Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông số cơ bản có trên nhãn của động cơ cảm ứng.
Ở Bắc Mĩ, NEMA cũng đã thiết lập một số các tiêu chuẩn về thông tin của động cơ, nó được ghi rõ trên nhãn của chúng. Những thông tin này rất quan trọng, nó dùng để xác định các đặc tính của động cơ.
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào nhãn của một động cơ như hình bên dưới.
Hình 1. Nhãn của một loại động cơ cảm ứng.
1. Horsepower – Mã lực (Ngựa)
Hình 2. Horsepower (Mã lực)
Mã lực là thước đo dùng để đánh giá đầu ra cơ học của động cơ và khả năng tạo ra momen cần thiết của nó cho yêu cầu về tải và tốc độ kéo tải.
Có loại động cơ ghi kW/HP, nó có nghĩa là công suất trên của động cơ (kW) hay mã lực (HP).
Trong công nghiệp hàng ngày chúng ta tạm quy ước: 1 HP = 0,75 kW (đây chỉ là giá trị tương đối).
2. Torque – Momen
Hình 3. Torque.
Momen là thước đo lực quay hoặc lực xoắn của động cơ tác dụng lên tải.
3. Motor Rates Voltage – Điện áp định mức của động cơ
Hình 4. Motor Rates Voltage.
Điện áp định mức của động cơ là điện áp hoạt động tối ưu của động cơ. Sai số của điện áp trong động cơ dao động trong khoảng 10% hoặc nhỏ hơn điện áp định mức được ghi trên nhãn của động cơ.
4. Motor Rates Current (FLA) – Dòng điện định mức của động cơ
Hình 5. Motor Rates Current (FLA).
Dòng điện định mức của động cơ là lượng Ampe mà động cơ cần khi nó hoạt động hết công suất của momen và mã lực.
5. Motor Rates Frequency (Hz) – Tần số định mức của động cơ
Hình 6. Motor Rates Frequency (Hz).
Tần số định mức của động cơ là tần số mà động cơ được thiết kế để vận hành. Ở Bắc Mỹ, tần số định mức là 60 Hertz (Hz).
Một số động cơ được thiết kế để làm việc với một ổ trục có tần số thay đổi hoặc VFD (biến tần), nó được đánh giá có thể làm việc ở các tần số khác nhau.
6. Motor Rates Speed (RPM) – Tốc độ định mức của động cơ
Hình 7. Motor Rates Speed (RPM).
Tốc độ định mức của động cơ hoặc tốc độ đầy tải (full load RPM) là tốc độ gần đúng mà tại đó Rotor đang quay khi động cơ hoạt động dưới mức đầy tải.
Tốc độ định mức của động cơ được thể hiện bằng số vòng quay mỗi phút.
7. Motor Poles – Cực động cơ
Hình 8. Motor Poles.
Cực động cơ cho biết số cực bên trong Stator của động cơ 3 pha.
8. Motor Phase – Số pha động cơ
Hình 9. Motor Phase.
Số pha động cơ là số dòng điện xoay chiều cung cấp cho động cơ, tất nhiên với một động cơ 3 pha thì sẽ có 3 đường dây điện cấp vào (L1, L2, L3).
9. NEMA Design Letter – Kiểu thiết kế theo chuẩn NEMA
Hình 10. NEMA Design Letter.
Kiểu thiết kế theo chuẩn NEMA cho biết kiểu mà động cơ được thiết kế, như kiểu A, B, C hoặc D.
Ngoài ra nó còn thể hiện việc mô tả momen và đặc điểm của động cơ.
10. Insulation Class (INS) – Lớp cách nhiệt
Hình 11. Insulation Class (INS).
Lớp cách nhiệt rất quan trọng trong một động cơ cảm ứng. Lớp cách nhiệt mô tả dung sai của cuộn dây động cơ, nó được thống kê như bảng sau:
Chữ cái A, B, F, H cho biết khả năng chịu đựng nhiệt độ của cuộn dây động cơ lúc nó vận hành trong một thời gian nhất định.
Động cơ được điều khiển bởi biến tần ở tốc độ thấp hơn thường có lớp cách nhiệt cao hơn.
11. Service Factor – Hệ số làm việc
Hình 12. Service Factor.
Hệ số làm việc thể hiện tỉ lệ quá tải của động cơ có thể xử lý thời gian ngắn khi động cơ hoạt động ở điện áp và tần số định mức.
12. Frame Size – Kích thước khung
Hình 13. Frame Size.
Kích thước khung là thông số về cấu trúc, kết cấu của động cơ.