Thiết bị chống sét lan truyền là một trong những thiết bị hỗ trợ đắc lực cho người dùng vào mùa mưa bão để tránh bị sét đánh gây hư hại các thiết bị điện khác. Theo các chuyên gia, khi một luồng sét đánh xuống mặt đất, nó sẽ cảm ứng điện từ lên các dây điện, đường dữ liệu gần đó, .v.v…nếu không có thiết bị chống đỡ lúc này thiệt hại sẽ cực kì to lớn.
Hệ thống chống sét lan truyền là gì?
Bạn có thể hiểu nôm na là khi sét đánh ở khu vực gần nhà bạn hay hệ thống điện gần khu vực nhà sẽ ảnh hưởng tới thiết bị điện trong gia đình bạn.
Do đó ngoài việc chống sét trực tiếp, chống sét lan truyền sẽ giúp cho hệ thống điện, thiết bị điện tử được bảo vệ tối đa các nguy hiểm do sét gây ra.
Vì sao phải lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền ?
Bạn đừng nghĩ chống sét trực tiếp mới quan trọng và nguy hiểm. Bạn nên nhớ là tia sét không cần phải đánh trực tiếp lên đường dây nguồn mới gây hư hỏng; một tia sét đánh cách xa vài trăm feet cũng có thể gây xung cảm ứng lan truyền lớn có khả năng phá hủy, thậm chí đến đường cáp ngầm…
Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền
- Tầng cắt sét sơ cấp (tầng bảo vệ thứ nhất): tại ngõ vào của công trình, mọi người cần lắp đặt một thiết bị chống sét thích hợp để bảo vệ cho những thiết bị điện của mình. Thông thường vị trí này sẽ có thể phải chịu dòng sét trực tiếp đánh vào, do đó các bạn cần phải lắp đặt một thiết bị với khả năng cắt sét lớn nhất tại đây. Khả năng cắt sét được đề nghị ở vị trí này được yêu cầu là ≥ 100kA 8/20µs. Thiết bị chống sét sơ cấp được lắp đặt 1 mình thường chỉ thích hợp để bảo vệ cho những thiết bị như đèn chiếu sáng, lò sưởi hoặc là những động cơ… những thiết bị điện/thiết bị điện cơ không dễ bị hư hỏng.
- Trường hợp muốn bảo đảm an toàn cho những thiết bị điện tử, thiết bị điện nhạy cảm hơn thì đòi hỏi bạn phải lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp (tầng bảo vệ thứ 2), thiết bị thứ cấp này có tác dụng làm giảm điện áp dư từ tầng sơ cấp. Các thiết bị ở tầng thứ cấp này cũng cần phải đảm bảo cho thiết bị mạch nhánh từ những xung đột biến được tạo nên trong nội bộ mạch từ chính những thiết bị trong mạch đó chẳng hạn như là những thiết bị đóng cắt, thiết bị gây nhiễu xung (xung này có thể chiếm khoảng 70 đến 85% lượng xung có khả năng gây tổn hại đến các thiết bị điện, điện tử nhạy cảm).
- Các thiết bị công nghiệp và máy biến tần, hoặc là những mạch có các thiết bị điện gây nhiễu cũng được khuyến nghị nên được bảo vệ để hạn chế các vấn đề về nhiễu điện cấp ngược trở lại. Nếu trường hợp này xảy ra, những thiết bị ở các mạch khác có khả năng sẽ bị hư hỏng nặng.
- Trong trường hợp các thiết bị điện tử nhạy cảm của bạn ở vị trí xa hơn 9m tính khoảng cách từ thiết bị chống sét gần nhất ở phía trước thì nên lắp đặt thêm một thiết bị bảo vệ bổ sung. Những thiết bị như này thường được lắp đặt tại vị trí gần thiết bị điện nhạy cảm nhất có thể, chúng thường được gọi là thiết bị bảo vệ “ngõ vào điểm sử dụng”.
- Điện áp dư là lượng là điện áp còn lại của thiết bị chống sét sau khi chúng đã chịu tác động đến từ xung sét, xung đột biến. Lượng điện áp dư này nếu được kiểm soát càng nhỏ thì càng tốt.
Với khí hậu gió mùa thường xuyên xảy ra bão lũ, sấm sét như ở Việt Nam rất nguy hiểm cho tính mạng con người và tài sản xung quanh. Hiểu công dụng và nguyên tắc hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền sẽ giúp các bạn tránh được những tổn thất không đáng có từ thiết bị cực kì hữu ích này