Tại Vương quốc Anh, sự khác biệt được thể hiện giữa các trung tâm mua sắm (cửa hàng dưới một mái nhà), khu mua sắm (khu vực dành cho người đi bộ của một thị trấn hoặc thành phố nơi có nhiều cửa hàng bán lẻ),[3] “high street” (đường phố – dành cho người đi bộ hoặc không – tập trung nhiều cửa hàng bán lẻ),[4] và các khuôn viên bán lẻ (thường nằm ngoài trung tâm thành phố, 5000 m2 hoặc lớn hơn và tại đó có cửa hàng lớn hoặc siêu thị, thay vì các cửa hàng bách hóa).[5]
Các loại
Hội đồng Trung tâm Mua sắm Quốc tế phân loại trung tâm mua sắm thành tám loại cơ bản: trung tâm khu phố, trung tâm cộng đồng, trung tâm khu vực, trung tâm siêu địa phương (superregional), trung tâm thời trang /mang nét đặc sắc, trung tâm quyền lực, trung tâm chủ đề/lễ hội và trung tâm ngoài trời.[2] Những định nghĩa này được xuất bản năm 1999, không bị giới hạn ở các trung tâm mua sắm ở bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng các phiên bản sau này đã được thực hiện cụ thể cho Hoa Kỳ với một bộ riêng cho Châu Âu.
Tại Việt Nam
Tính đến hết năm 2010, Việt Nam có 83 trung tâm thương mại, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội (18 trung tâm thương mại), Hải Phòng (7), Bình Dương (5), thành phố Hồ Chí Minh (4), Nghệ An (4) và Đà Nẵng (4)[6].
Nguồn Wikipedia