01.Kiến Thức Cơ Bản Về Điện | Điện và từ

1 –  4 – 1

Hỏi: Dây tải điện tại sao lại rung và kêu?

Đáp: Dây cái cứng của nhà máy điện và trạm biến điện trong khi vận hành

bị rung và kêu, phần lớn xảy ra trong dây cái hai phiến (hoặc nhiều phiến) cùng pha. Bởi vì trong các đây cái cùng pha, độ lớn và chiều của dòng điện chạy qua là giống nhau (như hình 1 – 4 – 1): Khi có dòng điện chạy qua, sẽ sinh ra từ trường quanh mỗi dây cái. Do tác dụng tương hỗ của từ trường và dòng điện trong dây cái khiến hai sợi dây cái chịu lực hút lẫn nhau, lại vì dòng điện chạy qua dây cái là điện xoay chiều 50Hz, trong mỗi nửa sóng khi dòng điện biến đổi từ “không” đến trị số lớn nhất rồi lại giảm xuống đến trị số “không”, lực hút giữa hai dây cái cùng biến đổi từ “không” đến trị số lớn nhất rồi lại giảm xuống bằng “không”. Nếu phiến điện và cặp giữa khe hở dây cái cặp rất chắc chắn thì tuy chịu lực dây cái cũng không bị rung. Nhưng, thường thường trong quá trình vận hành, cặp dây cái bị rơ lỏng hoặc khoảng cách cặp dây quá xa (nói chung cứ 800-1000mm có một cặp) thì dưới tác dụng của lực từ, dây chính sẽ bị rung 100 lần/giây, kèm theo có tiếng kêu chói tai.

Dây cái rung trong thời gian dài không những phát ra tạp âm chói tai mà còn sẽ làm cho kim loại dây cái bị mỏi, nứt vỡ gây nên sự cố, cho nên cần nhanh chóng loại trừ hiện tượng này.

1- 4 – 2

Hỏi: Một thanh nam châm vĩnh cửu và một thanh sắt non, hình dáng hoàn toàn giống nhau (như hình 1 – 4 – 2), giả sử không dựa vào bất cứ thứ gì khác, có thể nhanh chóng đoán ra không?

Đáp: Lấy thanh A cho hút phần giữa của thanh B. Nếu có hút, thì thanh A là nam châm vĩnh cửu, nếu không hút thì thanh A là sắt non. Bởi vì phần giữa của nam châm vĩnh cửu không thể hiện từ tính. Vì thế, sắt non không thể hút phần giữa của nam châm, nhưng nam châm lại có thể hút phần giữa của sắt non.

1- 4 – 3

Hỏi: Một thanh nam châm vĩnh cửu nếu cắt làm đôi theo đường AB như thể hiện ở hình 1 – 4 – 3 thì khi hai nửa để gần nhau sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

Đáp: Sau khi thanh nam châm cắt tách ra theo đường AB, thành hai thanh nam châm, lúc này từ cực cùng tính cạnh nhau, giữa hai thanh có lực đẩy lẫn nhau khiến chúng không thể ghép lại với nhau được nữa.

Trước khi chia tách ra, lực hút phân tử lớn hơn lực từ đẩy nhau cho nên không

bị đẩy tách ra.

Previous article01.Kiến Thức Cơ Bản Về Điện | Cuộn dây có lõi sắt
Next article01.Kiến Thức Cơ Bản Về Điện | Vật liệu Cách điện