2 – 6 – 1
Hỏi: Tại sao khi chọn thiết bị điện không chỉ phải xem xét điện áp, cường độ mà còn phải xem xét độ ổn định động thái?
Đáp: Điện áp, cường độ dòng điện là chỉ phụ tải mà thiết bị điện có thể chịu được trong tình hình bình thường, một khi xảy ra ngắn mạch thì ứng lực giữa các pha rất lớn, ứng lực này phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện ngắn mạch hệ thống, nếu khi xảy ra ngắn mạch, thiết bị điện chịu không nổi ứng lực giữa các pha thì thiết bị này không thể vận hành an toàn. Vi thế phải xét đến độ ổn định ở trạng thái động (động thái).
2 – 6 – 2
Hỏi: Mùa đông, trên thiết bị điện đóng vụn băng, có ảnh hưởng gì không?
Đáp: Theo kinh nghiệm, tính năng cách điện của băng khi mới đóng tương đối cao, nhưng sau một lúc, do bề mặt dính bụi, bột than, sẽ làm giảm tính năng cách điện. Cần phải tìm cách loại bỏ, nếu không sẽ xảy ra sự cố.
2 – 6 – 3
Hỏi: Đèn chỉ báo trên tủ công tắc cao áp là 110V, nếu mắc đèn chỉ báo vào nguồn 110V, tại sao phải mắc nối tiếp một điện trở?
Đáp: Theo qui định chung, bóng đèn 110V, đấu vào nguồn điện 110V thì không có vấn đề gì. Nhưng đèn chỉ báo là sáng liên tục, mà độ sáng không có yêu cầu nghiêm ngặt, nếu trực tiếp đấu vào nguồn điện 110V thì tuổi thọ của bóng đèn tương đối ngắn, phải thường xuyên thay. Mắc nối tiếp một điện trở, giảm thiểu dòng điện chạy qua bóng đèn, tuy độ sáng giảm một ít nhưng tuổi thọ của bóng đèn được dài hơn.
2 – 6 – 4
Hỏi: Tại sao đèn đỏ dùng để chỉ báo trạng thái đóng cầu dao của bộ ngắt mạch phải mắc nối tiếp vào trong mạch và cuộn dây chia cầu dao? Đèn màu lục dùng để chỉ báo trạng thái chia cầu dao, phải mắc nối tiếp vào trong mạch về bộ tiếp xúc đóng cầu dao? Và đèn tín hiệu đầu có điện trở mắc nối tiếp?
Đáp: Bởi vì, khi mắc nối tiếp đèn tín hiệu màu đỏ vào trong mạch về cuộn dây chia cầu dao, do phần lớn điện áp đặt trên đèn tín hiệu, sẽ không làm cho cuộn dây do dòng điện chạy qua mà có động tác chia cầu dao. Cũng lý do như vậy, đèn màu lục mắc nối tiếp trong mạch và cuộn dây tiếp xúc đóng cầu dao sẽ không dẫn đến động tác đóng cầu dao, hơn thế còn có thể biểu thị tính hoàn chỉnh của mạch về đóng và chia cầu dao. Ví dụ, khi đèn đỏ sáng, vừa chứng tỏ trong mạch chia cầu dao có thể tiến hành thao tác bước tiếp theo, mạch nhảy cầu dao khống chế dây cái điều khiển, cầu chì, cuộn dây chia cầu dao đều sẵn sàng. Vì đèn tín hiệu mắc nối tiếp trong mạch về đóng chia cầu dao để tránh có động tác nhầm khi dây tóc bóng đèn ngắn mạch, nên đèn tín hiệu đều có đấu nối tiếp một điện trở tương đối lớn.
2 – 6 – 5
Hỏi: Khi vẽ đường cong (đồ thị) phụ tải, tại sao thường căn cứ vào trị số phụ tải cách mỗi nửa giờ để vẽ?
Đáp: Nói chung, theo số thời gian phát nóng của dây dẫn 16mm trở lên là trên 10 phút, còn phụ tải đỉnh với thời gian rất ngắn không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên dây dẫn đạt đến nhiệt độ cao nhất, vì rằng, trước khi nhiệt độ của dây dẫn chưa kịp lên đến nhiệt độ phụ tải tương ứng thì phụ tải đỉnh đã đi qua. Thực tiễn chứng tỏ, thời gian dây dẫn đến nhiệt độ tăng ổn định là khoảng nửa giờ do đó, chỉ có phụ tải duy trì được thời gian nửa giờ trở lên mới có thể gây nên nhiệt độ tăng cao nhất của dây dẫn. Nên thông thường lấy trị số phụ tải mỗi nửa giờ để vẽ đường cong đồ thị phụ tải, trị số lớn nhất của phụ tải trong đó gọi là phụ tải tính toán, làm chỗ dựa chọn thiết bị điện theo điều kiện phát nóng.
2 – 6 – 6
Hỏi: Tại sao tín hiệu ánh sáng đèn trong nhà máy phát điện và trạm biến điện nói chung đều dùng màu vàng màu lục?
Đáp: Chúng ta biết rằng, bước sóng mà mắt người có thể cảm nhận được là sóng ánh sáng 0.4 ~ 0.75mm, nhưng bước sóng cảm nhận nhạy nhất là sóng ánh sáng 0. 555mm, tương đương với màu lục và màu vàng. Do đó, tác dụng của màu lục và màu vàng đối với con mắt đều lớn hơn các màu khác, cho nên tín hiệu ánh sáng đèn trong nhà máy điện và trạm biến điện đều sử dụng rộng rãi màu lục và màu vàng.
2 – 6 – 7
Hỏi: Khi muốn đấu song song hai mạch điện ba pha để cấp điện mà không có đồng hồ kiểm tra thứ tự pha thì làm sao xác định thứ tự pha?
Đáp: Lợi dụng ba bóng đèn sáng trắng phổ thông, điện áp bóng đèn phải phù hợp với điện áp mạng điện, cách đấu như thể hiện ở hình 2 – 6 – 7. Nếu thứ tự pha giống nhau thì ba bóng đèn sáng trắng sẽ không sáng, khi thứ tự pha khác nhau thì bóng đèn sáng. Lúc này có thể đem đôi đường dây dẫn đến công tắc sang chỗ toàn bộ bóng đèn không sáng, thứ tự pha sẽ giống nhau.
2 – 6 – 8
Hỏi: Dùng đồng hồ thứ tự pha để kiểm tra đối chiếu màu pha vàng, lục, đỏ đánh dấu lên dây cái trong hộp phân phối điện xem có phù hợp với màu pha bên phía nguồn điện không; khi A, B, C (hoặc X, Y, Z, R, S, T) của đồng hồ thứ tự pha đấu với ba pha: vàng, lục, đỏ của dây cái, mà đồng hồ thứ tự pha chỉ báo thứ tự pha chính xác, thì liệu có thể chứng tỏ rằng vị trí của hai bên phù hợp, màu pha để đánh dấu là thống nhất?
Đáp: Đồng hồ thứ tự pha chỉ báo thứ tự pha là chính xác chưa chắc đã chứng tỏ vị trí pha của hai bên phù hợp, như thể hiện ở hình 2 – 6 – 8, vị trí pha của bên nguồn điện và của bên phụ tải có hiện tượng bắt chéo nhau, chúng ta đem đầu A, B, C của đồng hồ thứ tự pha đấu với pha A, B, C bên phụ tải, trên thực tế, lúc này đầu A, B, C của đồng hồ thứ tự pha là đấu với pha B, C, A mà B, C, A vẫn là thuận theo thứ tự pha, do đó đồng hồ thứ tự pha vẫn chỉ báo thứ tự pha chính xách, qua đó có thể thấy, thứ tự pha chính xác không chứng tỏ vị trí pha chính xác