Hiểu một cách đơn giản – điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ và ngược lại vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
Có nhiều loại điện trở khác nhau, tùy từng nhiệm vụ và nhu cầu mà chúng ta lựa chọn điện trở phù hợp. Điện trở được phân loại theo:
- Độ chính xác: Điện trở sai số 1%, 5% (Sai số là độ chênh lệch tương đối giữa giá trị thực tế của điện trở và giá trị danh định, được tính theo %)
- Kiểu đóng vỏ: điện trở dán, điện trở chân cắm
- Công suất chịu nhiệt: loại 1/8W, 1/4W, 1/2W, 1W, 2W, 3W,…
- Vật liệu: màng kim loại, màng cacbon,…
Ký hiệu điện trở trên sơ đồ mạch
Giá trị của điện trở
Giá trị của điện trở được vẽ trên thân điện trở. Đối với điện trở 4 vạch màu, thì 3 vạch đầu tiên biểu thị giá trị của điện trở, vạch thứ 4 là sai số của điện trở.
Bảng màu điện trở
Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng màu
Cách đọc điện trở 4 vòng màu:
- Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
- Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3
- Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị
- Vòng số 3 là bộ số của cơ số 10
- Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 (mũ vòng 3)
- Có thể tính vòng số 3 là số con số “0” thêm vào
- Màu nhũ chỉ có ở vong sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.
Ví dụ về cách đọc trị số điện trở
Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu:
- Vòng số 5 là vòng cuối cùng, là vòng ghi sai số, điện trở 5 vòng màu thì màu sai số có nhiều màu, do đó gây kho khăn cho ta khi các định đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.
- Đối diện vòng cuối là vòng số 1
- Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng màu, nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1,2,3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
- Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 (mũ vòng 4)
- Có thể tính vòng số 4 là con số “0” thêm vào
Ngoài các điện trở có giá trị không thay đổi như trên còn có một số loại điện trở có giá trị có thể thay đổi được theo một điều kiện nào đó.
Biến trở
Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR
- Quang trở là điện trở có giá trị thay đổi theo cường độ sáng chiếu vào điện trở
- Biến trở nhiệt: có giá trị thay đổi theo nhiệt độ
Loại biến trở thường gặp nhất là loại biến trở có thể thay đổi bằng cách xoay vít
Các loại biến trở thường gặp
Ký hiệu biến trở
Biến trở thường được sử dụng trong quá trình sửa chữa, căn chỉnh của kỹ thuật viên
Cấu tạo biến trở
Triếp áp
Là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tùy theo mức độ chỉnh
Mô tả cách thức hoạt động của triết áp
Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí phía trước mặt máy để thuận tiện cho việc điều chỉnh. (vd: triết áp Volume, triết áp Bass,…)
Điện trở là gì? Hiểu một cách đơn giản – điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ và ngược lại
Nguồn Wikipedia