1. Cảm biến là gì?
– Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng có thể đo và xử lý được.
– Các loại cảm biến thông dụng hiện nay như: cảm biến tiệm cận, cảm biến quang, cảm biến siêu âm, cảm biến nhiệt,…Đây là những loại cảm biến được sử dụng làm thành phần cơ bản của hệ thống điều khiển động cơ và các xy lanh, v.v
Các bộ cảm biến được phân loại theo đặc trưng sau đây:
Theo nguyên lý chuyển đổi giữa đáp ứng kích thích.
+ Phân loại theo dạng kích thích.
+ Phân loại theo phạm vi sử dụng.
+ Phân loại theo thông số mô hình mạch thay thế.
2. Cấu tạo của cảm biến như thế nào?
Bằng cách sử dụng các biến trở góc quay và các biến trở tuyến tính sẽ giúp ích rất nhiều trong việc biến đổi hoặc dịch chuyển thành các cấp điện áp, bên cạnh đó thì nó cũng giúp chuyển các cảm biến tiệm cận kiểu điện trở và điện dung. Nó sẽ hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung trong việc đo lường các đại lượng không có điện bằng cách biến đổi những loại này thành các tín hiệu điện.
– Thành phần đầu tiên đó chính là thành phần chuyển đổi, các cơ cấu đo điện hay các sơ đồ về mạch trung gian hoặc những loại mạch trung gian khác hoặc là mạch lưu chỉnh. Nó vẫn còn là một thành phần tương đối quan trọng nữa đó chính là cảm biến xenxi- đây chính là một thành phần dùng trong đo lường các hệ bám sát các gõ quay, và sau đó sẽ truyền các lệnh làm cho các góc quay ở cự ly xa mà chúng ta không thể thực hiện được bằng cơ khí.
– Thành phần thứ hai quan trọng không kém đó chính là con quay có ba bậc tự do và con qua hai bậc hai thành phần này, nó có tác dụng trong việc đo đạc các sai lệch gốc hay là các tốc độ hóc trong một hệ thống ổn định.
– Thành phần thứ ba đó chính là biến áp quay và nó có tác dụng chính là chuyển đổi điện áp từ những cuộn sơ cấp sang thành tín hiệu điện bên thứ cấp tương ứng với chúng.
– Thành phần thứ tư đó chính là cảm biến tốc độ nên bộ phận này có đĩa mã được khắc vạch và ánh sáng sẽ đi qua, ở phía sau của đĩa này được đặt phototransistor và chịu được tác dụng của nguồn sáng.
3. Ứng dụng của cảm biến trong tự động hóa.
+ Phát hiện mẫu bánh trên băng chuyền.
+ Phân biệt chiều cao của nắp.
+ Phát hiện mức sữa/nước trái cây bên trong hộp.
+ Cảm biến phát hiện màu.
+ Đo đường kính của ống.
+ Kiểm tra hiện tượng thủng nắp thiếc, nắp nhôm.
+ Phát hiện nắp lọ bị lỏng.
+ Kiểm mẫu, phát hiện chiều quay của viên pin.
+ Phát hiện lon kim loại.
Hình ảnh ứng dụng cảm biến được ứng dụng trong dây chuyền sản xuất:
Cảm biến quang phát hiện chai PET
Ngoài những ứng dụng vừa nêu trên, còn rất nhiều ứng dụng khác của cảm biến được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Vì thế việc lựa chọn cảm biến không hề dễ dàng, cách an toàn và hay được sử dụng nhất là lựa chọn theo ngành nghề, bởi thông thường mỗi loại cảm biến được thiết kế để phục vụ cho một chuyên ngành riêng.