Trắc Nghiệm An Toàn Điện Đề 8 – Có Đáp Án

Câu HỏiĐáp Án

Trắc Nghiệm

Câu 1. Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương của người lao động là thời giờ nào?

A. Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc, thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc.

B. Thời giờ hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

C. Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2. Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ thì NSDLĐ phải thực hiện việc đánh giá rủi ro như thế nào?

A. Phải hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

B. Phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

C. Phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

D. Người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

Câu 3. Số lượng bình chữa cháy dự trữ phải không ít hơn bao nhiêu % tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết?

A. 5%

B. 8%

C. 12%

D. 10%

Câu 4. Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, bảo vệ người lao động:

A. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định và phù hợp với đặc thù công việc của người lao động

B. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

C. Cả 2 câu A, B đúng

Câu 5. Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ qui định: Việc hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ cho vụ tai nạn lao động không làm chết người được quy định như thế nào?

A. 5 năm.

B. Cho đến khi người lao động bị TNLĐ nghỉ việc.

C. Cho đến khi người lao động bị TNLĐ nghỉ hưu.

D. Cho đến khi người lao động bị TNLĐ chết.

Câu 6. Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: thời hạn điều tra đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 2 người trở lên như thế nào?

A. Không quá 15 ngày làm việc.

B. Không quá 20 ngày làm việc.

C. Không quá 30 ngày làm việc đối với vụ TNLĐ cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.

D. Không có câu nào đúng.

Câu 7. Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ không được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương của người lao động là thời giờ nào?

A. Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc, thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

B. Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc.

C. Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

D. Thời giờ hội họp, học tập do nhu cầu của người lao động.

Câu 8. Mục đích của công tác an toàn – vệ sinh lao động?

A. Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra chết người, thương tật, tàn phế do tai nạn lao động.

B. Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.

C. Bồi dưỡng, phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động sau khi sản xuất.

D. Cả ba câu A, B, C đều đúng

Câu 9. Phương tiện PCCC gồm những loại phương tiện nào?

A. Bình chữa cháy

B. Hệ thống báo cháy tự động

C. Hệ thống chữa cháy tự động

D. Phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.

Câu 10. Công tác an toàn – vệ sinh lao động có ý nghĩa và lợi ích nào sau đây?

A. Ý nghĩa chính trị, ý nghĩa pháp luật và lợi ích kinh tế.

B. Ý nghĩa chính trị, ý nghĩa xã hội và ý nghĩa pháp luật.

C. Ý nghĩa chính trị, ý nghĩa pháp luật, ý nghĩa nhân văn.

D. Ý nghĩa chính trị, ý nghĩa xã hội và lợi ích kinh tế.

Câu 11. Thời gian có thể gây nguy hiểm chết người với trị số dòng điện qua người bằng 110 mA là

A. 0,5 giây

B. 1,0 giây.

C. 2,0 giây

D. 3,0 giây

Câu 12. Đường đi của dòng điện qua người từ đầu qua tay hoặc ngược lại thì tỷ lệ dòng điện qua tim và tỷ lệ nạn nhân bất tỉnh là

A. 6,7% và 87%

B. 3,3% và 83%

C. 7,0% và 92%

D. 3,7% và 80%

Câu 13. Vùng phân bố điện áp bước được xác định từ điểm chạm đất ra xung quanh:

A. 15 m

B. 20 m

C. 30 m

D. 10 m

Câu 14. Khi người bị tai nạn điện cao áp mà không thể cắt máy cắt và không có các dụng cụ cách điện phù hợp để tách nạn nhân ra thì:

A. Nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cách điện phù hợp để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện

B. Khẩn cấp gọi điện yêu cầu điều độ cắt máy cắt cấp điện đến chỗ người bị nạn

C. Hô hoán nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ, cử người đi cắt điện càng nhanh càng tốt

D. Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện

Câu 15. Đường đi của dòng điện qua người từ tay qua tay thì tỷ lệ dòng điện qua tim và tỷ lệ nạn nhân bất tỉnh là:

A. 0,4% và 15%

B. 3,3% và 83%

C. 6,7% và 87%

D. 3,7% và 80%

Câu 16. Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ (0,61,5) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:

A. Tay khó rời vật mang điện

B. Bắp thịt co và rung.

C. Ngón tay tê rất mạnh.

D. Bắt đầu thấy tê ngón tay.

Câu 17. Trị số dòng điện qua người khi có tiếp xúc điện phụ thuộc vào:

A. Điện áp đặt vào người và điện trở cách điện của lưới điện

B. Điện áp lưới điện và điện trở của người.

C. Điện áp lưới điện và điện trở cách điện của lưới điện

D. Điện áp đặt vào người và điện trở của người

Câu 18. Dòng điện một chiều có trị số từ (2025) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:

A. Cảm giác nóng tăng lên, bắp thịt co quắp nhưng chưa mạnh

B. Cơ quan hô hấp bị tê liệt

C. Rất nóng, bắp thịt co quắp và khó thở

D. Đau như kim châm và thấy nóng

Câu 19. Trong điều kiện bình thường con người tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều trên bao nhiêu Vôn là nguy hiểm đến tính mạng?

A. 220

B. 42

C. 110

D. 24

Câu 20. Khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động có nghĩa vụ

A. Tìm ngay biện pháp để khắc phục

B. Khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

C. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm

D. Trình báo ngay với cơ quan công an nhờ can thiệp

Câu 21. Trong các trường hợp tiếp xúc trực tiếp vào mạng điện 3 pha, trường hợp nào ít nguy hiểm nhất?

A. Tiếp xúc vào 1 pha của lưới điện 3 pha có trung tính cách điện với đất.

B. Tiếp xúc vào 2 pha của lưới điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất

C. Tiếp xúc vào 1 pha của lưới điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất

D. Tiếp xúc vào 2 pha của lưới điện 3 pha có trung tính cách điện với đất

Câu 22. Công tác bảo hộ lao động có các tính chất chủ yếu là:

A. Tính pháp lý, tính an toàn, tính quần chúng

B. Tính pháp lý, tính khoa học, tính an toàn

C. Tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng.

D. Tính pháp luật, tính khoa học, tính quần chúng.

Câu 23. Đối với nạn nhân chưa mất tri giác thì việc đầu tiên cần phải làm là

A. Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc

B. Gọi xe cấp cứu đến

C. Làm hô hấp nhân tạo

D. Đi mời y bác sỹ đến

Câu 24. Sau khi sơ cứu vết thương gãy xương việc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế bằng cách

A. Cáng nạn nhân bằng võng

B. Cõng nạn nhân.

C. Vác nạn nhân

D. Đặt nạn nhân trên cáng thẳng

Câu 25. Phương pháp nào cứu chữa nạn nhân bị điện giật được cho là có hiệu quả phổ biến nhất

A. Ma sát toàn thân

B. Đặt nạn nhân nằm sấp

C. Đặt nạn nhân nằm ngửa

D. Hà hơi thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực

Đáp Án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 14

D

Câu 2

C

Câu 15

B

Câu 3

D

Câu 16

D

Câu 4

C

Câu 17

D

Câu 5

C

Câu 18

A

Câu 6

D

Câu 19

B

Câu 7

D

Câu 20

C

Câu 8

D

Câu 21

A

Câu 9

D

Câu 22

C

Câu 10

C

Câu 23

A

Câu 11

B

Câu 24

D

Câu 12

C

Câu 25

D

Câu 13

B

Previous articleTÍNH TOÁN LỰA CHỌN THANH CÁI ĐỒNG CHO TỦ ĐIỆN
Next articleTrắc Nghiệm An Toàn Điện Đề 9 – Có Đáp Án