1. Giới thiệu về điện trở xả cho biến tần Hitachi:
Hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy, công ty nói riêng cũng như lĩnh vực tự động hóa nói chung đều có sử dụng biến tần. Ở đâu có động cơ thì ở đó khả năng có biến tần rất cao. Biến tần là thiết bị điều khiển không thể thiếu trong các ứng dụng phổ biến như: bơm-quạt, cẩu trục-tời, máy giặt công nghiệp, băng tải, thang tải hàng-thang máy, dệt, đùn…
Một thiết bị kèm theo với biến tần cũng góp phần không nhỏ giúp cho hệ thống điều khiển được ổn định hơn, trơn tru hơn chính là điện trở xả. Vậy tại sao ta phải sử dụng điện trở xả? Và phải gắn điện trở xả thế nào mới phù hợp với biến tần Hitachi?
Điện trở xả (điện trở thắng) cho biến tần Hitachi.
2. Vì sao phải gắn thêm điện trở xả:
Sơ đồ nguyên lý hoạt động chung của Biến tần Hitachi.
Đầu tiên, điện áp ngõ vào AC sẽ đi qua bộ chỉnh lưu sẽ thành nguồn điện DC 1 chiều tại Bus DC (vị trí gắn thêm điện trở xả) sau đó được nghịch lưu qua khối công suất IGBT để trở thành nguồn điện AC cung cấp cho động cơ.
Khi điện áp 1 chiều trên bus DC cao quá mức cho phép thì biến tần sẽ báo lỗi quá áp (Over voltage).
* Nguyên nhân bị báo lỗi quá áp (over voltage):
– Thời gian giảm tốc (Deceleration time) cài đặt cho biến tần quá ngắn. Do một số đặc tính của tải nên biến tần không hãm được động cơ theo thời gian đã cài đặt, điện áp trên DC Bus vượt mức cho phép.
– Tải ngõ ra của biến tần ở trạng thái tải hãm tái sinh (trong cơ cấu nâng hạ). Trường hợp tải đang có quán tính cao, khi dừng quá nhanh (động cơ lúc này tạm thời trở thành một máy phát điện) thì điện áp trên DC Bus sẽ lên cao do điện áp động cơ trả về, nếu điện áp DC này không được giải phóng ra kịp thì biến tần sẽ báo lỗi quá áp.
Chính vì vậy nên ta cần gắn thêm điện trở xả cho biến tần để điện áp DC được giải phóng kịp thời, tránh biến tần bị báo lỗi quá áp (Over voltage).
3. Cách chọn điện trở xả cho biến tần Hitachi:
Nếu thông số điện trở (Ohm) của điện trở xả quá cao sẽ dẫn đến điện áp trên DC Bus đổ vào chậm thì biến tần có thể sẽ vẫn báo lỗi quá áp (Over voltage).
Nếu thông số điện trở (Ohm) của điện trở xả quá thấp thì điện áp trên Bus DC xả qua nhanh và nhiều hơn nên có thể gây hỏng điện trở xả hoặc do Ohm nhỏ nên tốc độ xả liên tục và cường độ xả lớn sẽ làm hỏng thiết bị trong biến tần: Braking Unit (R=U/I).
Về phần Công suất (W) của điện trở xả thì tùy vào ứng dụng mà chúng ta chọn đúng công suất như hãng biến tần Hitachi quy định hoặc công suất lớn hơn 2 đến 3 lần so với tài liệu hướng dẫn mà hãng biến tần cung cấp.
Do vậy nên chúng ta phải chọn thông số Điện trở (Ohm) của điện trở xả cho biến tần chính xác với khuyến cáo của hãng biến tần Hitachi-Nhật Bản để biến tần cũng như hệ thống hoạt động ở trạng thái ổn định nhất.
Đối với mỗi hãng thì thông số điện trở xả sẽ khác nhau vài thiết kế khác nhau
Bảng thông số điện trở xả cho dòng biến tần SJ700D của hãng Hitachi-Japan.
Một số dòng biến tần Hitachi có tích hợp sẵn Braking Unit để điều khiển điện trở xả: dòng biến tầnSJ700D với công suất của biến tần lên đến 22kW (30Hp) và dòng NJ600B với công suất lên đến 30kW (40Hp). Riêng dòng WJ200 và WJ200N đều có tích hợp sẵn Braking Unit.
Những dòng biến tần như biến tần Hitachi SJ700D có công suất lớn hơn 22kW (30Hp), NJ600Blớn hơn 30kW (40Hp) khi muốn gắn điện trở xả thì phải sử dụng thêm bộ thắng động năng DBU (Dynamic Braking Unit).
4. Các ứng dụng cần sử dụng điện trở xả
– Tải có quán tính lớn: cẩu trục, tời, thang máy, máy vắt li tâm, máy dệt mang bánh đà…
– Tải cần Mô-men khởi động lớn và tăng tốc nhanh: máy khuấy-trộn, máy nghiền…
– Tải có Mô-men thay đổi liên tục: máy sàng, truyền động cam…
– Một số tải cần dừng gấp…
Hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy, công ty nói riêng cũng như lĩnh vực tự động hóa nói chung đều có sử dụng biến tần. Ở đâu có động cơ thì ở đó khả năng có biến tần rất cao. Biến tần là thiết bị điều khiển không thể thiếu trong các ứng dụng phổ biến như: bơm-quạt, cẩu trục-tời, máy giặt công nghiệp, băng tải, thang tải hàng-thang máy, dệt, đùn…