Trắc Nghiệm An Toàn Điện Đề 11 – Có Đáp Án

Câu HỏiĐáp Án

Trắc Nghiệm

Câu 1. Khi cắt điện để làm công việc bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa, phải:

A. Đóng tiếp địa cố định của máy cắt và dao cách ly đó.

B. Khoá mạch điều khiển máy cắt và dao cách ly đó.

C. Tháo mạch điều khiển máy cắt và dao cách ly đó.

D. Tháo dây dẫn đấu vào máy cắt và dao cách ly đó.

Câu 2. Cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, việc tháo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” phải do ai thực hiện?

A. Người giám sát an toàn điện.

B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.

C. Người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế.

D. Nhân viên đơn vị công tác.

Câu 3. Cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, đối với dao cách ly một pha thì biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” được treo như thế nào?

A. Phải treo biển ở bộ phận truyền động từng pha.

B. Phải treo biển ở ngay lưỡi dao pha giữa.

C. Chỉ cần treo biển báo ở một pha bất kỳ.

D. Phải treo biển ở bộ phận truyền

Câu 4. Khi cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, đối với mọi loại máy phát điện khác đang hoạt động thì phải làm gì?

A. Làm tiếp địa vào thiết bị đang có người làm việc.

B. Phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập (kể cả phần trung tính) với thiết bị công tác.

C. Phải cho các máy đó ngừng hoạt động.

D. Phải tách riêng rẽ với phần thiết bị đang

Câu 5. Cắt điện hoàn toàn để làm công việc trên thiết bị điện, quy định chung là phải do ai đảm nhiệm?

A. Có thể uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác.

B. Do nhân viên vận hành đảm nhiệm, nếu cần thì giao cho người của đơn vị công tác.

C. Do nhân viên vận hành đảm nhiệm.

D. Do người của đơn vị công tác đảm nhiệm nếu người này đã được huấn luyện. động của pha giữa

Câu 6. Sau khi cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, người nào phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện?

A. Người thực hiện thao tác cắt điện.

B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác

C. Nhân viên đơn vị công tác.

D. Người giám sát an toàn điện.

Câu 7. Thiết bị để kiểm tra không còn điện là:

A. Bóng đèn hoặc động cơ điện.

B. Bút thử điện, còi thử điện.

C. Đèn tín hiệu, rơ le, đồng hồ.

D. Bút thử điện, đèn tín hiệu.

Câu 8. Khi kiểm tra không còn điện, phải thử:

A. Tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị điện.

B. Tất cả các pha và các phía vào, ra của thiết bị đóng cắt.

C. Tất cả các pha và phía nguồn đến của thiết bị điện.

D. Một pha các phía vào, ra của thiết bị điện.

Câu 9. Trước khi kiểm tra không còn điện phải kiểm tra chế độ làm việc tin cậy của thiết bị thử như thế nào?

A. Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước xem có làm việc tốt không và phải bảo quản tốt thiết bị thử điện khi di chuyển.

B. Bấm núm kiểm tra đèn, còi tại thiết bị thử xem có hoạt động không.

C. Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước xem có làm việc tốt không.

D. Đảm bảo chế độ thử nghiệm định kỳ.

Câu 10. Tại nơi làm việc có cắt điện ngay trước khi tiếp đất TBĐ, ở vị trí tiếp đất phải:

A. Thử hết điện.

B. Vệ sinh sạch dây dẫn tại vị trí sẽ tiếp đất.

C. Kiểm tra chất lượng dây và mỏ móc của bộ tiếp đất.

D. Xác định chính xác vị trí đặt tiếp đất

Câu 11. Đối với thiết bị điện cần tiếp đất có nhiều pha thì phải làm như thế nào?

A. Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện tới.

B. Đấu chập tất cả các pha rồi nối xuống đất.

C. Mỗi thiết bị điện 3 pha thì đấu một dây tiếp đất.

D. Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị

Câu 12. Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác?

A. Toàn bộ đơn vị công tác được nằm trọn trong vùng bảo vệ của các tiếp đất.

B. Làm ngắn mạch điện để kịp thời cắt điện khi có nguồn điện xông đến.

C. Ngăn chặn được phía nguồn đến.

D. Ngăn chặn được phía nguồn đến và điện áp cảm ứng từ đường dây đang vận hành bên cạnh.

Câu 13. Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối thì chỉ tiếp đất ở:

A. Thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc.

B. Các thanh cái và mạch đấu trong trạm.

C. Các đường dây trên không đấu nối đến trạm.

D. Các thiết bị trong trạm biến áp

Câu 14. Làm công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối, khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì phải làm tiếp đất như thế nào?

A. Chỉ cần đặt tiếp đất ở phân đoạn có nguy cơ mất an toàn cao.

B. Ngăn chặn được phía nguồn đến.

C. Toàn bộ đơn vị công tác được nằm trọn trong vùng bảo vệ của các tiếp đất.

D. Trên mỗi phân đoạn phải có một bộ tiếp đất.

Câu 15. Khi làm việc gần hoặc tại một pha của đường dây điện áp 35kV thì chỉ tiếp đất pha đó với điều kiện khoảng cách giữa các pha không nhỏ hơn?

A. 0 m.

B. 1,0 m.

C. 2,0 m.

D. 3,0 m.

Câu 16. Khi làm việc gần hoặc tại một pha của đường dây điện áp 110kV thì chỉ tiếp đất pha đó với điều kiện khoảng cách giữa các pha không nhỏ hơn?

A. 3,0 m.

B. 2,0 m.

C. 1,0 m.

D. 0 m.

Câu 17. Khi cùng làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây không có nhánh rẽ thì hai tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc cho phép cách xa nhau không lớn hơn?

A. 2 km.

B. 4 km.

C. 5 km.

D. 6 km

Câu 18. Khi làm việc ở đoạn đường dây không nhánh rẽ mà đi song song hoặc giao chéo với đường dây cao áp có điện thì hai tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc cho phép cách xa nhau không lớn hơn?

A. 500 m.

B. 200 m.

C. 1000 m.

D. 2000 m.

Câu 19. Khi làm việc tại khoảng cột vượt sông lớn thì phải tiếp đất:

A. Tại cột vượt ở cả hai phía.

B. Tại cột vượt và cột hãm liền kề ở cả hai phía.

C. Ở hai đầu khu vực làm việc không lớn hơn 200 m.

D. Ở hai đầu khu vực làm việc không lớn hơn 500 m.

Câu 20. Khi làm việc ở nhánh rẽ vào trạm, nếu nhánh đó dài không quá 200m thì tiếp đất như thế nào?

A. Làm tiếp đất đầu nhánh và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp.

B. Chỉ cần cắt dao cách ly ở MBA.

C. Chỉ cần làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến.

D. Làm tiếp đất trên một pha ở đầu nhánh và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp

Câu 21. Khi làm việc ở đoạn cáp ngầm mà tại một đầu do công việc không thể tiếp đất được thì phải làm thế nào?

A. Tiếp đất ở đầu cáp còn lại.

B. Cử người canh gác ở đầu cáp còn lại.

C. Treo biển báo an toàn.

D. Đấu chập các pha ở đầu cáp còn lại.

Câu 22. Lắp và tháo tiếp đất di động phải do:

A. 2 người thực hiện, 1 người ít nhất bậc 4 an toàn điện và người còn lại ít nhất bậc 3 an toàn điện.

B. 2 người thực hiện, bậc 3 an toàn điện trở lên.

C. 1 người thực hiện, bậc 4 an toàn điện trở lên.

D. Người chỉ huy trực tiếp đội công tác thực hiện

Câu 23. Trình tự thực hiện lắp tiếp đất di động:

A. Đấu một đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào dây dẫn.

B. Đấu vào dây dẫn trước sau đó đấu đầu dây tiếp đất với đất.

C. Tuỳ điều kiện thực tế có thể đấu nối đất trước hay lắp mỏ móc vào đường dây trước.

D. Đấu một đầu dây tiếp đất vào dây dẫn trước, sau đó lắp đầu còn lại với xà.

Câu 24. Khi thực hiện tiếp đất di động trường hợp nối đất cột bị hỏng, khó bắt bu lông thì phải đóng cọc tiếp đất sâu ít nhất:

A. 1,0 m.

B. 0,5 m.

C. 0,8 m.

D. 1,5 m.

Câu 25. Tiết diện dây tiếp đất di động tối thiểu là:

A. 16 mm2

B. 10 mm2

C. 20 mm2

D. 25 mm2

Đáp Án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 14

D

Câu 2

C

Câu 15

C

Câu 3

A

Câu 16

A

Câu 4

B

Câu 17

A

Câu 5

C

Câu 18

A

Câu 6

A

Câu 19

B

Câu 7

B

Câu 20

A

Câu 8

A

Câu 21

A

Câu 9

A

Câu 22

A

Câu 10

A

Câu 23

A

Câu 11

A

Câu 24

A

Câu 12

A

Câu 25

A

Câu 13

A

Previous articleHiểu rõ về bệnh Bạch hầu
Next articleTrắc Nghiệm An Toàn Điện Đề 12 – Có Đáp Án