Rơ le nhiệt và cách chọn Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt (hay còn gọi là Relay nhiệt) là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với contactor (khởi động từ). Rơ le nhiệt có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

Rơ le nhiệt (relay nhiệt) Schneider

Hình ảnh: Rơ le nhiệt Schneider

Ứng dụng của Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt được lắp cùng với Contactor (Khởi động từ) để bảo vệ các thiết bị điện đặc biệt là động cơ điện khi quá dòng, quá tải trong quá trình hoạt động.

Đặc điểm của Rơ le nhiệt là cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tác động dựa trên cơ chế dãn nở vì nhiệt chứ không tác động nhanh (tức thời) như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ. Do đó rơ le nhiệt chỉ dùng để bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ ngắn mạch. Muốn bảo vệ ngắn mạch thì phải dùng kèm với cầu chảy.

Rơ le nhiệt hoạt động ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz, có nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA đến vài trăm A. Rơ le nhiệt của các hãng Mitsubishi, LS, Schneider có khoảng tác động từ 0.1A đến 800A.

 

Cấu tạo rơ le nhiệt

 

Cấu tạo Rơ le nhiệt (relay nhiệt)

Hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo Rơ le nhiệt

 

Chú thích:

 

1. Đòn bẩy

2. Tiếp điểm thường đóng (NC)

3. Tiếp điểm thường mở (NO)

4. Vít chỉnh dòng điện tác động

5. Thanh lưỡng kim

6. Dây đốt nóng

7. Cần gạt

8. Nút phục hồi (Reset)

 

 

Ví dụ: Cấu tạo rơ le nhiệt của hãng ABB

 

Cấu tạo rơ le nhiệt ABB (relay nhiệt ABB)

Hình ảnh: Rơ le nhiệt ABB

 

Rơ le nhiệt gồm có 1 tiếp điểm NC (tiếp điểm thường đóng) và 1 tiếp điểm NO (tiếp điểm thường mở).

– Tiếp điểm NC: khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, tiếp điểm NC được mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút contactor).

– Tiếp điểm NO: khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết nối với đèn hay còi báo động khi có sự cố xảy ra.

 

Nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt

Phần tử cơ bản của rơ le nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hay thép crôm – niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar). Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn.

 

Khi đốt nóng do dòng điện, phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn, có thể dùng trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

 

 

Cách chọn rơ le nhiệt theo công suất động cơ

 

Bảng hướng dẫn chọn rơ le nhiệt (relay nhiệt) theo công suất động cơ

Hình ảnh: Bảng chọn rơ le nhiệt theo công suất động cơ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất Rơ le nhiệt. Các dòng rơ le nhiệt cao cấp phải kể đến Schneider, ABB,…. Các dòng rơ le nhiệt phổ thông giá thấp hơn như Mitsubishi, LS, Hyundai,…

  

Rơ le nhiệt Schneider

 Rơ le nhiệt Schneider (relay nhiệt Schneider) 

 

Rơ le nhiệt Mitsubishi

Rơ le nhiệt Mitsubishi (relay nhiệt Mitsubishi)

 

Rơ le nhiệt LS

 

Rơ le nhiệt LS (relay nhiệt LS)

 

Previous articleỨng dụng biến tần trong tòa nhà và khách sạn
Next articleTiêu chuẩn LSI, LSIG Trong Chọn Thiết Bị Điện