Thiết kế điện dân dụng cần chú ý những khâu nào

Việc thiết kế điện dân dụng để có một hệ thống sử dụng điện tốt và an toàn là điều mà nhiều người quan tâm hiện nay. Việc này thường được các chuyên gia tu vấn cho người dùng để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo những chú ý mà chúng tôi đề cập dưới đây trong khâu thiết kế.

Thiết kế điện dân dụng cần chú ý những khâu nào

1. Đi dây trong nhà

Từ sau các aptomat nhánh của bảng điện tổng, ta bắt đầu đi dây đến từng tầng và vào các buồng. Đường dây này được chôn ngầm nằm ngang trên cao, cách trần nhà 30-40cm.

– Đường dây đi ngang trên cao như vậy sẽ không trở ngại cho việc khoan tường để treo tranh hoặc treo các vật khác.

– Lấy đường ranh giới mầu trần và tường làm đường chôn ngầm dây điện giúp ta xác định vị trí đường điện đi ngầm bên trong tường.

Đường chôn ngầm nằm ngang nên lợi dụng hàng lỗ rỗng của gạch tuy nen làm đường đi dây ngầm, chỉ cần đục bỏ phần gạch phía ngoài lỗ. Bạn nên cósơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà chi tiết để dễ dàng cho việc thi công lắp đặt.

Trong đường chôn ngầm này thường đi chung các đường điện sau đây:

  • Đường trục chính phân phối điện trong buồng
  • Các đường nhánh đến đèn treo tường và đèn trần cũng như đến các ổ cắm
  • Đường dây điện thoại
  • Đường cáp đồng trục cho ăngten tivi hoặc cáp truyền hình

2. Thiết kế hệ thống điện dân dụng và thi công đường trục cấp nguồn điện đến bảng điện tổng

Trong thiết kế hệ thống điện dân dụng nhánh dây từ đường trục hạ thế đến công tơ điện nói chung là thuộc trách nhiệm của ngành điện. Đường trục sau công tơ là đường trục chính cấp điện đến bảng điện tổng trong nhà. Đường trục này cũng như các loại dây điện khác trong nhà chỉ nên trọn loại dây ruột đồng, tiết diện dây nên chọn lớn hơn khả năng tải hiện tại để dự phòng khả năng trong nhà có thêm thiết bị điện mới.

Nếu đường cấp điện trước bảng điện tổng là đường cáp ngầm thì bảng điện tổng nên đặt ở tầng trệt. Vị trí đặt lựa chọn sao cho vừa bảo đảm mỹ quan, vừa bảo đảm nếu phải sửa chữa sự cố đường cáp ngầm thì không phải đào các công trình kiến trúc trong nhà.

Thường khi đường trục cấp điện đến bảng điện tổng là đường cáp treo thì bảng điện tổng được đặt ở chân cầu thang tầng 2. Đặt như vậy là hợp lý nhất. Vừa bảo đảm các đường nhánh phân phối đến các tầng là ngắn nhất vừa bảo đảm vận hành bảng điện là thuận tiện. Nếu có điều kiện thì nên chọn vị trí bảng điện tổng ở chỗ che khuất để đảm bảo mỹ quan.

3. Cách khắc phục khi đường điện bị chập

Chỗ cách điện đường cáp điện thoại dễ bị suy giảm nhất là chỗ đầu dây tách ra để đấu vào ổ giắc vì chố này đã bị bóc mất phần cách điện chính, chỉ còn cách điện riêng của từng sợi rất mỏng và yếu. Ta nhỏ vài giọt nhựa thông nấu chảy vào chỗ đã bóc cách điện chính để tách từng sợi con. Khi nhựa thông đông cứng sẽ bịt kín đường nhiễm ẩm ở chỗ tách dây.

lap-dat-he-thong-dien-dan-dung

Đường điện thẳng đứng chôn ngầm đến đèn, đến bảng công tắc và ổ cắm xuất phát từ đường trục nằm ngang và đường này bồ trí đúng đường tim thẳng đứng của bảng điện công tắc hoặc ổ cắm, như vậy cũng dễ cho việc xác định vị trí các đường chon ngầm thẳng đứng trong tưởng sau này.

Đèn chiếu sáng trong từng buồng nên có 2 loại, loại đèn công suất nhỏ, dùng bóng compact để bật khi không có yêu cầu thật sang và loại đèn nê ông bóng gấy tiết kiệm điện 60cm hoặc 120cm để bật khi có yêu cầu thật sáng trong buồng.

Bảng công tắc đèn nên để riêng, không chung với bảng ổ cắm. Đó là loại bảng chôn ngầm, cần đấu đúng vị trí bật tắt (ở vị trí bật hiện ký hiệu chấm mầu đỏ trên núm bật tắt). Cũng nên chọn bảng có đèn LED màu xanh hoặc màu đỏ (màu xanh được ưa dung hơn) làm tín hiệu là bảng đang có điện và dễ tìm ra vị trí công tắc vào ban đêm. Bảng nên bố trí ở độ cao 1,5m (tính tới cạnh trên của bảng) ở trong buồng, cạnh cửa ra vào.

Bảng công tắc đèn cho buồng tắm và buồng vệ sinh nên để phía ngoài buồng, cạnh cửa ra vào.

Khi thiết kế điện dân dụng bảng ổ cắm điện cần được bố trí theo nguyên tắc: bất cứ một thiết bị điện di động nào khi cắm vào ổ, dây điện cũng không làm vướng lối đi lại.

Bảng ổ cắm có loại 1 vị trí cắm, có loại 2 vị trí cắm. Nên chọn loại bảng ổ cắm có tấm nhựa che kín lỗ cắm, chỉ khi ta cắm phích điện vào thì tấm che này mới bị đẩy ra để đầu phích cắm vào được ổ. Như thế bảo đảm an toàn, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ. Bảng ổ cắm có thể để cạnh hoặc không để cạnh bảng công tắc đèn, thường thì không để cạnh nhau. Bảng thường đặt gần chỗ dự kiến sẽ cắm điện cho quạt, tivi, đèn bàn…

Độ cao của bảng ổ cắm thường là 0,5m (tính tới mặt trên của bảng). ổ cắmcho tủ đầu giường được đặt thấp hơn ngay cạnh tủ. ổ cắm trong nhà tắm nên để cao trên 1,5m và ở chỗ ít có khả năng bị nước bắn vào.

Dây dẫn điện ở các đèn hoặc ổ cắm thường là dây 1 ruột (để tiết kiệm chiều dài dây từ sau thiết bị điện trở về dây nguội chung). Tiết diện lựa chọn: 1,5mm2 cho đường điện đèn, 2,5mm2 cho đường điện ổ cắm.

Thiết kế hệ thống điện dân dụng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để tránh các sự cố không đáng có trong quá trình sử dụng. Khâu thiết kế rất quan trọng, hi vọng rằng bạn có thể lưu ý những chuyên gia trợ giúp cho mình những vấn đề trên để có được hệ thống điện hoàn hảo.

Previous articleCách giảm tiền điện hiệu quả bạn cần áp dụng ngay
Next articleCông tơ điện tử thông minh và những điều cần biết